
-
7 thảo dược quý tự nhiên giúp bảo vệ và giảm các triệu chứng bệnh về gan
-
Hải Dương công nhận thêm 60 sản phẩm OCOP
-
Doanh thu bán lẻ hàng hóa và tiêu dùng năm 2020 vượt 5.000 tỷ đồng
-
Trước Tết, thu giữ hàng tấn bánh kẹo, hàng hóa giả mạo, hết hạn sử dụng vẫn lưu hành -
Hapro đặt mục tiêu doanh thu Tết Tân Sửu tương đương năm 2020 -
Người Nhật nói gì về chuẩn mực sống thọ, bảo vệ tim mạch
![]() |
Nhập khẩu thịt lợn năm 2019 tăng 90% |
Nhập khẩu thịt lợn sẽ còn tăng mạnh
Thông tin của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đưa ra tại Hội thảo "Phát triển chăn nuôi bền vững trong bối cảnh hội nhập và đảm bảo an toàn dịch bệnh" hôm nay (20/2), cho thấy, xét về sản lượng, Việt Nam là nước xếp thứ 5 trong tốp 10 quốc gia và khu vực sản xuất thịt lợn nhiều nhất với sản lượng móc hàm đạt 2,8 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, Việt Nam cũng là một trong 10 quốc gia tiêu thụ thịt lợn nhiều nhất (2,7 triệu tấn/năm).
Trong “rổ” thực phẩm của người dân Việt Nam, thịt lợn chiếm tới 65%, thịt bò và thịt gà chỉ chiếm 20%. Chính vì vậy, năm 2019, khi bệnh dịch tả lợn châu Phi lan rộng, giá thịt lợn trong nước tăng vọt, nhập khẩu thịt vì vậy cũng tăng theo.
Tính bình quân, giá lợn hơi tăng khoảng 65% so với 2018, giá bán lẻ tăng khoảng 50%. Giá sản phẩm thay thế như gà, bò cũng chứng kiến xu hướng tăng (gà công nghiệp tăng 30%).
Nhập khẩu thịt lợn năm 2019 tăng 90% so với 2018, tương tự nhập khẩu bò, gà cũng tăng mạnh, bò trâu tăng 48%, gia cầm cũng tăng 44%.
Do nhu cầu lớn, giá thành sản xuất lại cao nên dù sản xuất thứ 5 thế giới, Việt Nam chỉ góp 45 triệu USD xuất khẩu thịt lợn trong khi quy mô thị trường này toàn cầu lên tới gần 28,5 tỷ USD.
Dự báo kịch bản cho cung – cầu thịt lợn
Theo đánh giá của IPSARD, dịch tả lợn châu Phi đã khiến cả nước phải tiêu hủy trên 5,9 triệu con lợn với tổng trọng lượng khoảng 341.000 tấn, chiếm 9% tổng trọng lượng đàn lợn cả nước. Sự thiếu hụt nguồn cung khiến giá thịt lợn năm 2020 sẽ tiếp tục giữ ở mức cao.
Các chuyên gia đưa ra các kịch bản về nguồn cung và giá lợn năm 2020.
Theo kịch bản cơ sở, nếu không tiếp tục xảy ra dịch, nguồn cung thịt lợn năm 2020 là 3,9 triệu tấn, Với kịch bản bản 1 (đàn nái bị thiệt hại 10%), nguồn cung thịt lợn sẽ giảm 20%. Còn theo kịch bản 2 (đàn nái bị thiệt hại 20%), nguồn cung thịt lợn giảm đến 35%.
Trước đó, theo dự báo của Bộ NN&PTNT, trong tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nguồn cung thịt lợn năm 2020 sẽ đạt khoảng hơn 4 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Theo hai kịch bản này, nhập khẩu thịt lợn sẽ đều tăng mạnh. Theo kịch bản cơ sở, lượng thịt nhập khẩu năm nay là khoảng 5.500 tấn. Còn nếu kịch bản 1 xảy ra, lượng thịt lợn nhập khẩu sẽ tăng gần 30%, lên mức 7.100 tấn. Theo kịch bản 2, lượng thịt nhập khẩu sẽ tăng 60%, lên 8.900 tấn.
Về giá, nếu theo kịch bản cơ sở, giá thịt lợn hơi năm 2020 ở mức 46 nghìn đồng/kg lợn hơi. Tác động của dịch tả lợn châu phi theo hai kịch bản sẽ gây áp lực tăng giá cổng trại. Nếu các kịch bản dịch bệnh xảy ra, giá lợn hơi sẽ dao động từ 56-67 nghìn đồng/kg lợn hơi.

-
1 Nhân sự chủ chốt khóa XIII được chuẩn bị rất kỹ lưỡng
-
2 Nhân sự Đại hội XIII: Chọn người trí tuệ, bản lĩnh
-
3 TS. Trần Du Lịch: Tận dụng thời cơ đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững
-
4 Trái phiếu doanh nghiệp: “Bom nợ” hiển hiện - Bài 2: Những thương vụ “ma” làm méo thị trường
-
5 Đề xuất mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng trong giai đoạn 2020 – 2025
- Áo sơ mi nữ công sở thanh lịch
- Tin tức Viettimes.vn cập nhật tin mới nhất
-
"Sống Như Ý” của Generali Việt Nam nhận giải “Chiến dịch Tiếp thị của Năm”
-
"Work form bất cứ đâu" cùng Dell Latitude 5000 Series: Chip mới - nâng cấp mới
-
Dệt may Thành Công công bố lợi nhuận 11,2 triệu USD
-
Vietnam Airlines phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc với tiêu chuẩn cao nhất
-
Mỏ Bạch Central Hills - Lời giải “đắc lợi” cho bài toán đầu tư thông minh
-
Bảo hiểm PVI bán bảo hiểm qua kênh thu phí tự động của VETC