-
Quảng Nam yêu cầu rà soát toàn bộ pháp lý Khu du lịch biển Lê Phan -
Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Giải ngân vốn đầu tư công thấp: Chủ tịch Quảng Ngãi yêu cầu chủ đầu tư giải trình -
Ninh Thuận “mạnh tay” với dự án chậm tiến độ -
Bộ Giao thông Vận tải lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Quảng Ninh: Khởi công xây dựng Cụm công nghiệp Đông Mai hơn 300 tỷ đồng
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp CIEM cho biết, vốn đầu tư trung bình 1 dự án của DN châu Âu tại Việt Nam đạt 12 triệu USD. |
"Quy mô vốn trung bình của các dự án đăng ký mới từ EU vào Việt Nam có xu hướng tăng so với trước khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, đạt khoảng 12 triệu USD/dự án", ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa thông tin này tại Tọa đàm Tận dụng lợi ích từ nhập khẩu, đầu tư của EU trong EVFTA”, sáng 6/12.
Là FTA đầu tiên giữa Việt Nam với khu vực EU, EVFTA có hiệu lực từ 8/2020 mang tới nhiều kỳ vọng về thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư.
EU hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 5 tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký lũy kế đến tháng 8/2022 đạt 27,6 tỷ USD. Tính riêng 8 tháng năm 2022, tổng vốn đăng ký đầu tư của EU tại Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, tăng 69,6% so với cùng kỳ năm ngoái, với 104 dự án cấp mới.
Theo ông Nguyễn Anh Dương, có 3 điểm quan trọng nhất trong thu hút FDI từ EU sau khi EVFTA có hiệu lực.
Thứ nhất, EVFTA là chất xúc tác khiến tình hình thu hút đầu tư diễn biến tương đối tích cực, đầu tư đăng ký mới từ khu vực EU vào Việt Nam cũng đã có sự gia tăng đáng kể trong thời gian qua.
Sự gia tăng này, theo ông Dương, thể hiện không chỉ ở tổng số vốn mà còn thể hiện được quy mô trung bình của các dự án.
Quy mô vốn trung bình của các dự án đăng ký mới từ EU đã có xu hướng tăng, đạt trên dưới 12 triệu USD/dự án là mức cao hơn so với bình quân chung và so với giai đoạn trước khi có EVFTA.
Thứ hai, nguồn vốn bổ sung từ phía EU không phải chỉ từ vốn đầu tư mà nó còn có hỗ trợ từ kênh Chính phủ với Chính phủ, tức là Liên minh Châu Âu và các Chính phủ của các nước thành viên EU cũng đã có những hỗ trợ kỹ thuật nhằm đáp ứng giúp Việt Nam nâng cao năng lực đáp ứng được những tiêu chuẩn cả về thương mại, đầu tư mà phía EU cần.
Thứ ba, việc thực hiện hiệp định EVFTA gắn với bối cảnh phải xử lý tác động tiêu cực của đại dịch Covid. Việt Nam gặp những vấn đề khó khăn về các đợt dịch, đặc biệt là đợt dịch thứ tư từ giữa năm 2021, nhưng Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) là một trong những hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài rất tích cực trong việc đối thoại với các cơ quan Chính phủ, chia sẻ những sáng kiến, những đề nghị có tính chất xây dựng để Việt Nam, từ đó có những cân nhắc mạnh mẽ hơn đối với việc chuyển đổi cách tiếp cận từ phòng, chống dịch từ đó linh hoạt và kiểm soát dịch Covid-19 một cách bền vững hơn.
"Đấy là những nội dung cho thấy, quá trình hợp tác không phải chỉ từ doanh nghiệp, doanh nghiệp, từ Chính phủ với Chính phủ mà kể cả từ Chính phủ Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp cũng đã có những sự chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng thực tiễn để từ đó hai bên có những hiểu biết hơn, tạo dựng được một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bền vững và dễ tiên liệu ở Việt Nam", ông Dương nhấn mạnh.
Và không thể phủ nhận, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường phục hồi tương đối tích cực sau dịch Covid-19 ở khu vực châu Á và kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của việc thực thi EVFTA, của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.
Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương) dẫn số liệu thống kê cho biết, hơn 2 năm thực thi EVFTA, ngoài tác động và kỳ vọng về thu hút FDI từ EU, thương mại có chuyển biến rõ nét hơn cả.
EVFTA đã tạo ra những lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang 27 nước thành viên khu vực này.
Trong năm 2021, thương mại hai chiều Việt Nam - EU đạt 57 tỷ USD (xuất khẩu 40,1 tỷ USD, tăng 14,2%; nhập khẩu 16,9 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm 2020). 11 tháng 2022 đạt 57,5 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất sang EU 43,5 tỷ USD, tăng 21%, nhập khẩu 14 tỷ USD, cán cân thương mại nghiêng về Việt Nam xuất siêu 29,5 tỷ USD, vượt mức xuất siêu cả năm ngoái khoảng 6,3 tỷ USD.
Nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua có tăng trưởng rất nhiều trong các nhóm chủ yếu là máy móc, thiết bị, sản phẩm linh kiện điện tử và các nguồn nguyên liệu từ khu vực châu Âu. Nhóm sản phẩm máy móc, linh kiện điện tử, sản phẩm điện tử chiếm tới 24% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm. Bên cạnh đó nhóm hàng máy móc, thiết bị cũng đạt tỷ trọng trên 18%.
Từ kết quả khảo sát thực tế từ các doanh nghiệp cũng như trao đổi với các doanh nghiệp trong quá trình thực thi EVFTA, đại diện Bộ Công thương cho rằng, các doanh nghiệp đã tận dụng tương đối tốt lợi thế của EVFTA để nhập khẩu các thiết bị máy móc, các nguồn nguyên liệu từ các nước châu Âu và những thiết bị máy móc này, những nguồn nguyên liệu này để phục vụ cho chính quá trình sản xuất của doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa phục vụ xuất khẩu.
Tuy nhiên, áp lực với Việt Nam trong thời gian tới là cần đẩy nhanh thực thi EVFTA trên nhiều phương diện, nhất là sức ép cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cần được thực thi “tốc độ” hơn để hút dòng vốn từ EU. Những lợi thế mà EVFTA mang lại cho Việt Nam chỉ mang tính ngắn hạn khi các đối thủ trong ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia đang tích cực đàm phán FTA với EU, đồng thời EU cũng đang hướng tới một FTA chung trong khu vực ASEAN.
Chưa kể, FDI của EU vào Việt Nam thời gian tới cũng sẽ chịu ảnh hưởng mạnh bởi chính sách thương mại mới của EU, khi dành ưu tiên hàng đầu cho chuyển đổi số và phát triển kinh tế xanh.
Do đó, ông Nguyễn Anh Dương lưu ý, để thu hút FDI từ EU vào các dự án xanh, Việt Nam cần tạo dựng khung chính sách phù hợp với nhà đầu tư EU để họ mang vốn tới Việt Nam, tiến tới tạo được một hệ sinh thái cho hoạt động của doanh nghiệp, của nhà nhà đầu tư EU.
"Ví dụ như câu chuyện về hoạt động phân phối và gắn với logistics chẳng hạn thì liệu chúng ta có nên cân nhắc một cách tích cực về việc mở cơ chế mở cho nhà đầu tư EU tham gia vào các hoạt động phân phối dược phẩm hay không", ông Dương nêu.
-
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình So -
Ninh Thuận “mạnh tay” với dự án chậm tiến độ -
Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm -
Bộ Giao thông Vận tải lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Quảng Ninh: Khởi công xây dựng Cụm công nghiệp Đông Mai hơn 300 tỷ đồng -
Sắp thu phí cao tốc do Nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác -
Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 351.500 tỷ đồng
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng