-
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia
Tìm lời giải cho ma trận sản phẩm
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 9 tháng đầu năm, số lượng sản phẩm phân bón được cấp phép lưu hành trên thị trường đã tăng hơn 7.000 sản phẩm, chiếm 50% tổng loại sản phẩm phân bón đang lưu hành. Cùng sự gia tăng về chủng loại, sản lượng sản xuất và lượng nhập khẩu lên tới hơn 33 triệu tấn, gấp 3 lần nhu cầu của thị trường.
Trước diễn biến phức tạp như vậy, Chính phủ đã quy trách nhiệm quản lý mặt hàng này về một mối, theo đó, Bộ NN&PTNT sẽ là đầu mối quản lý duy nhất. Đồng thời, để khắc phục những hạn chế, tồn tại khiến thị trường phân bón phát triển tự phát như hiện nay, ngày 20/9/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ - CP về quản lý phân bón thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ - CP.
Bộ NN&PTNT đang xây dựng Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phân bón |
Tại cuộc Tọa đàm “Tăng cường quản lý thị trường phân bón” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNN) nhận định, Nghị định 108 là văn bản chặt chẽ, toàn diện với nhiều điểm mới nổi trội, sẽ giúp tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực này khi có hiệu lực.
Theo ông Trung, ngoài việc mở rộng hơn phạm vi điều chỉnh, Nghị định 108 cũng sẽ thay đổi phương thức quản lý theo hướng siết chặt quản lý ngay từ khâu đầu và quá trình lưu hành và sử dụng phân bón.
“Sản phẩm phân bón muốn được lưu hành, khi khảo nghiệm phải có điểm mới hoặc điểm vượt trội so với các sản phẩm đã được cấp phép. Bộ NN&PTNT sẽ làm nghiêm túc việc này nhằm chấm dứt cảnh dư thừa và bát nháo như hiện nay”, ông Trung thông tin.
Về việc tiến hành khảo nghiệm trước khi được cấp phép lưu hành, ông Nguyễn Hạc Thuý, Phó chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khẳng định, khảo nghiệm phải được tiến hành một cách thực chất, phải biến nó thành hàng rào pháp lý, đảm bảo sự minh bạch với Nhà nước, người nông dân.
Trước thực trạng nhiều cơ sở khảo nghiệm làm ăn gian dối cấp khống lưu hành hang ngàn sản phẩm trong thời gian qua, ông Thuý kiến nghị “cần phải quy trách nhiệm và xử lý nặng để có tính răn đe, đồng thời Bộ NN&PTNN cần phải tiến hành kiểm tra các trung tâm khảo nghiệm trong phạm vi cả nước để đánh giá lại chất lượng”.
Bên cạnh công tác khảo nghiệm, Nghị định 108 cũng quy định, tới đây, Bộ NN&PTNT sẽ thay Hải quan thực hiện quy trình kiểm tra phân bón nhập khẩu. Đồng thời, sẽ phân cấp quản lý nhiều nội dung về các địa phương như chứng nhận đủ điều kiện đóng gói, sản xuất, buôn bán, thanh tra kiểm tra và chịu trách nhiệm. Nếu địa phương để xảy ra tình trạng phân bón giả, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.
Tăng nặng chế tài xử phạt
Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết, cơ quan này đang xây dựng Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phân bón. Về cơ bản, các nội dung được kế thừa quy định cũ, song tăng thêm và bổ sung các mức xử phạt, các hành vi như áp dụng mức cao nhất tăng gấp 7 lần, tước quyền và thu hồi các loại giấy chứng nhận.
Trường hợp nếu không chấp hành, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị tước quyền hoạt động (sản xuất, kinh doanh, hoặc tham gia chứng nhận khảo nghiệm) vĩnh viễn. Với phân bón giả, kém chất lượng, phân bón nhập khẩu không đạt yêu cầu sẽ phải tiêu hủy, kiên quyết không cho tái chế.
Ông Nguyễn Hạc Thúy đề nghị để tăng tính răn đe, bên cạnh việc siết chặt quản lý và tăng nặng chế tài xử phạt cũng cần xử lý dứt điểm những vụ việc vi phạm liên quan đến lĩnh vực này trước đây.
"Nghị định 108 ra đời là công cụ hữu hiệu nhằm kìm hãm sự tự phát của thị trường, nhưng không phải là cây đũa thần để có thể dẹp bỏ vấn nạn phân bón giả, nếu quản lý kém, tổ chức không tốt, lợi ích nhóm bao che, cơ quan sản xuất vẫn còn gian lận”, ông Thúy phát biểu.
Dẫn vụ việc nổi bật như tại Công ty Thuận Phong, ông Thúy cho biết, từ nhiệm kỳ trước cho đến nhiệm kỳ này, lãnh đạo Chính phủ đều có chỉ đạo giải quyết vụ việc. Bản thân ông có ba cuộc tiếp xúc với Văn phòng Chính phủ, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng kết luận giao Bộ Công an xử lý.
Ông Hoàng Trung cũng cho rằng, muốn ngăn được nạn phân bón giả, kém chất lượng, những vụ việc nổi cộm và kéo dài như vụ Công ty Thuận Phong cần phải được giải quyết dứt điểm.
-
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025