Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 18 tháng 01 năm 2025,
Ra mắt cuốn sách “Tín ngưỡng thờ Mẫu - Từ góc nhìn văn hóa”
Nguyễn Linh - 02/07/2024 11:42
 
Cuốn sách “Tín ngưỡng thờ Mẫu - Từ góc nhìn văn hóa" của TS.Phạm Việt Long được giới chuyên môn nhận định là tác phẩm nghiên cứu sâu sắc về tín ngưỡng thờ Mẫu, một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa và tinh thần của người Việt.

Mới đây, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển phối hợp cùng Nhà Xuất bản Dân trí đã ra mắt cuốn sách “Tín ngưỡng thờ Mẫu - Từ góc nhìn văn hóa” của TS. Phạm Việt Long tại Hà Nội. Chương trình thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, học giả và những người yêu thích văn hóa dân tộc.

Cuốn sách “Tín ngưỡng thờ Mẫu - Từ góc nhìn văn hóa” .

Cuốn sách “Tín ngưỡng thờ Mẫu - Từ góc nhìn văn hóa" của TS. Phạm Việt Long được ra mắt vào sáng 1/7/2024 tại Hà Nội.

Với những tài liệu phong phú và phân tích sắc sảo, cuốn sách không chỉ giải mã những bí ẩn xung quanh tín ngưỡng này mà còn góp phần làm rõ vai trò và giá trị của nó trong văn hóa dân gian Việt Nam. Tác giả đã dành tâm huyết để đảm bảo cho mỗi trang viết, mỗi phân tích đều chứa đựng sự tôn trọng sâu sắc đối với truyền thống và niềm tin của nhân dân.

Cuốn sách được giới chuyên môn nhận định là tác phẩm nghiên cứu sâu sắc về tín ngưỡng thờ Mẫu. Tác phẩm gồm 5 chương, phần đầu tác giả phân tích khá tỉ mỉ các khái niệm, nguồn gốc, đặc trưng, phương thức và bản chất của tín ngưỡng thờ Mẫu, nhấn mạnh sự cần thiết bảo tồn và phát huy giá trị của nó trong xã hội hiện đại.

TS. Phạm Việt Long, tác giả cuốn sách “Tín ngưỡng thờ Mẫu - Từ góc nhìn văn hóa”.

Chương 3 giúp độc giả hiểu thêm về đội ngũ thanh đồng, cung văn... là nhóm có vai trò quan trọng để duy trì và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Chương 4, tác giả phân tích bối cảnh xã hội tác động đến tín ngưỡng thờ Mẫu, cũng như thực trạng của nó trong xã hội hiện đại. Bằng chứng là UNESCO đã công nhận thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là "Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" năm 2016, khẳng định giá trị lan tỏa của tín ngưỡng này. 

Chương cuối, tác giả đưa người đọc đến với hành trình khám phá sâu rộng về vai trò, ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tinh thần, xã hội, và văn hóa của người Việt. Từ đó kêu gọi cộng đồng cùng hành động để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa này cho thế hệ tương lai. 

PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia.

Trong từng chương, tác giả đã phản ánh không chỉ vẻ đẹp của các nghi lễ và lễ hội Đạo Mẫu mà còn nêu lên tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy tín ngưỡng này trong thời đại hiện đại. Đạo Mẫu không chỉ là sự tôn vinh các nữ thần mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa con người và thiên nhiên, giữa các tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau. Hơn nữa, nó còn là điểm tựa tinh thần kết nối cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tạo nên tính đa dạng trong sự thống nhất.

Đáng chú ý, cuốn sách còn tích hợp công nghệ hiện đại với các mã QR, cho phép độc giả quét và truy cập vào nhiều tài liệu video liên quan đến nội dung từng chương, mang đến trải nghiệm sinh động và tương tác.

Ra mắt sách đầu tiên về thương hiệu quốc gia Việt Nam từ góc nhìn thực tế
Cuốn sách là tác phẩm được nghiên cứu bởi tác giả Trần Tuệ Tri - chuyên gia có 25 năm làm việc trong lĩnh vực marketing và xây dựng thương hiệu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư