-
Khốc liệt thị trường gọi xe công nghệ 2025: Kẻ rục rịch đến, người ngậm ngùi đi -
Vấn nạn tin nhắn rác, cuộc gọi rác vẫn hoành hành -
Kiếm tiền từ 5G: Nhà mạng bối rối -
Samsung sẽ ra mắt “Galaxy S thế hệ mới” vào ngày 23/1/2025 -
Bứt phá hiệu suất doanh nghiệp với HP EliteBook 845 G11 AI PC -
Việt Nam có 28,2 triệu người chơi eSports
Kết hợp với lợi thế của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng, Hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) của Trung tâm Trọng tài quốc tế Hà Nội (HIAC) cho phép các tổ chức, cá nhân có thể tiếp cận hệ thống giải quyết tranh chấp từ bất kỳ địa điểm và thời gian nào khi truy cập vào hệ thống Internet, đảm bảo quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng, thuận tiện với mức chi phí thấp nhất.
GS.TS. Hoàng Thế Liên, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Hà Nội kích hoạt hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) |
Theo báo cáo của Kanta Worldpanel, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng về thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 cũng cho biết, số người mua sắm qua mạng tại Việt Nam năm 2018 đạt 39,9 triệu người với mức tăng trưởng thương mại điện tử tiêu dùng đạt khoảng 30% mỗi năm.
Đáng chú ý, các giao dịch này thường có giá trị không lớn nên khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng ngại yêu cầu giải quyết do lo lắng sẽ nhiều thời gian và công sức. Việc phát triển các phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến lúc này sẽ trở thành công cụ hỗ trợ thị trường thương mại điện tử Việt Nam phát triển lành mạnh. Nhu cầu ứng dụng các công cụ trực tuyến của các doanh nghiệp và người dân tăng cao do tác động của đại dịch Covid-19 càng làm rõ nét hơn vai trò và tầm quan trọng của phương thức giải quyết tranh chấp này.
Trong “Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025”, Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020, xác định một phần giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam là xây dựng các cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả ứng dụng công nghệ số, khuyến khích việc hình thành các hệ thống trọng tài/giải quyết tranh chấp độc lập.
Sự xuất hiện của Hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến do Trung tâm Trọng tài quốc tế Hà Nội kích hoạt trên website www.hiac.vn đã kịp thời đáp ứng yêu cầu trên. Toàn bộ quá trình xây dựng hệ thống, từ khâu phác thảo ý tưởng, tạo dựng quy trình đến thiết kế và vận hành đều do các chuyên gia và kỹ thuật viên ở Việt Nam thực hiện.
Hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) của Trung tâm Trọng tài quốc tế Hà Nội là hệ thống ODR đầu tiên được đưa vào vận hành ở Việt Nam |
Giải quyết tranh chấp bằng phương thức trực tuyến (thường được gọi là ODR, viết tắt của cụm từ Online Dispute Resolution) là phương thức giải quyết tranh chấp ngày càng phổ biến trên thế giới nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ.
Phương thức này đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp ngày càng cao do sự gia tăng không ngừng của các hoạt động thương mại điện tử và các giao dịch khác trên nền tảng công nghệ trên phạm vi toàn cầu.
Kết hợp với lợi thế của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng như hoà giải, trọng tài, ODR dựa trên các ứng dụng công nghệ mới cho phép các tổ chức, cá nhân có thể tiếp cận hệ thống giải quyết tranh chấp từ bất kỳ địa điểm và thời gian nào khi truy cập vào hệ thống Internet, đảm bảo quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng, thuận tiện với mức chi phí thấp nhất.
Với ưu điểm nhanh chóng, thuận tiện và chi phí thấp, các tranh chấp có thể được xem xét giải quyết bởi Hệ thống ODR của HIAC không phụ thuộc vào giá trị tranh chấp lớn hay nhỏ. Hệ thống ODR đã được kích hoạt, sẵn sàng phục vụ mọi cá nhân tổ chức nếu có yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Các tranh chấp được giải quyết trên hệ thống này bao gồm cả tranh chấp phát sinh từ các giao dịch trực tuyến và các giao dịch trực tiếp từ ngày 1/6/2020, tại địa chỉ www.hiac.vn.
Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến ở Việt Nam, HIAC dự kiến kết nối hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến của mình với các sàn giao dịch thương mại điện tử để hỗ trợ các bên tham gia giao dịch trên sàn, hợp tác với các tổ chức ODR nước ngoài để giải quyết tranh chấp thương mại điện tử xuyên biên giới, hợp tác với các tổ chức trọng tài/hòa giải trong nước để cung cấp giải pháp hệ thống ODR và hợp tác với các tổ chức khác để mở rộng hệ thống chi nhánh của HIAC hoặc cung cấp nền tảng cho các tổ chức muốn hoạt động tự chủ.
-
Nvidia giới thiệu siêu máy tính AI cá nhân nhỏ gọn giá 3.000 USD -
Samsung công bố ngày ra mắt Galaxy S25 -
Kiếm tiền từ 5G: Nhà mạng bối rối -
Samsung sẽ ra mắt “Galaxy S thế hệ mới” vào ngày 23/1/2025 -
Bứt phá hiệu suất doanh nghiệp với HP EliteBook 845 G11 AI PC -
Apple Intelligence: Cải tiến hay “gánh nặng” bộ nhớ? -
Việt Nam có 28,2 triệu người chơi eSports
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả