
-
Tăng vốn đầu tư quần thể Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ lên 2 tỷ USD
-
Ý kiến của Thường trực Chính phủ về Dự án 50 tàu bay thân hẹp của Vietnam Airlines
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế -
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
TIN LIÊN QUAN | |
Bình Định hướng tới trung tâm chế biến thủy sản hàng đầu | |
Kiên Giang: Chính thức thông xe cầu Cái Lớn và Cái Bé | |
Kiên Giang xây bệnh viện 2.000 tỷ đồng |
“Dời non lấp biển”
Rạch Giá ngày càng được nhiều người biết đến hơn, bởi thành phố biển ở khu vực Tây Nam này đang sở hữu khu đô thị (KĐT) lấn biển đầu tiên và lớn nhất Việt Nam. Đó là khu lấn biển hướng ra Vịnh Thái Lan (trên 500 m) và chạy dài trên 7 km, mở rộng thành phố (tăng thêm 2 phường mới) và hình thành những KĐT mới lớn nhất vùng Tây Nam Bộ.
![]() | ||
Những khu đô thị lấn biển đã và đang khẳng định bước đột phá trong phát triển kinh tế biển của Kiên Giang |
Dự án Lấn biển Rạch Giá được coi là công trình độc đáo, đầy sáng tạo của Kiên Giang, bởi đây là lần đầu tiên trong cả nước có dự án “dời non lấp biển” để xây dựng một khu đô thị quy mô lớn, tạo ra quỹ đất rộng 450 ha, bố trí chỗ ở cho 64.000 dân.
Hơn nữa, Dự án lại được thực hiện chủ yếu bằng phát huy nội lực theo phương thức đổi đất lấy hạ tầng.
Dự án Lấn biển Rạch Giá do UBND tỉnh làm chủ đầu tư với tổng kinh phí đầu tư khoảng 500 tỷ đồng (thực hiện trong giai đoạn 1999 - 2005), sau đó đã thu hồi vốn và tạo ra nhiều quỹ đất công cho Nhà nước.
KĐT lấn biển Rạch Giá càng sôi động hơn, khi dự án của Tập đoàn Phú Cường được khởi động vào đầu năm 2010. KĐT mới phức hợp Phú Cường được đầu tư xây dựng ngay trên phần đất lấn biển Rạch Giá (khu 4-5) rộng 146,68 ha, với tổng vốn dự kiến là 11.500 tỷ đồng.
Đến nay, khoảng 1/3 diện tích toàn dự án, với hạ tầng kỹ thuật hiện đại, như hệ thống cáp ngầm các loại, khu phố khang trang, công viên bờ biển thoáng mát... đã được đưa vào sử dụng.
Phó chủ tịch UBND TP. Rạch Giá, ông Nguyễn Văn Hôn cho biết, phát huy lợi thế đổi đất lấy hạ tầng từ lấn biển, tỉnh Kiên Giang đã và đang xúc tiến xây dựng thêm nhiều KĐT mới lấn biển quy mô lớn ở TP. Rạch Giá, như KĐT lấn biển Rạch Sỏi - An Hòa (diện tích 151 ha), KĐT lấn biển Tây Bắc Rạch Giá (phường Vĩnh Quang, diện tích 150 ha); Khu dân cư An Hòa (151 ha), Khu dân cư Bến xe tỉnh…
“Các dự án trên sẽ giải quyết được nhu cầu về chỗ ở cho người dân, cũng như phát triển hạ tầng đô thị. Trong đó, đáng kể nhất là Dự án Cải tạo và nâng cấp đô thị ĐBSCL với vốn tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB), góp phần thực hiện Chỉ thị của Chính phủ trong việc di dời giải tỏa gần 3.000 hộ dân sống ven kênh rạch ở TP. Rạch Giá”, ông Hôn nói.
Có thể nói, với nhiều công trình lấn biển phát triển đô thị có quy mô lớn, TP. Rạch Giá đang mở ra thế đột phá trong việc thu hút đầu tư khai thác tiềm năng vị trí từ biển để làm giàu cho quê hương, đất nước.
Ra đời thành phố đa chức năng
Rạch Giá là thành phố biển duy nhất của ĐBSCL, đồng thời cũng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa và đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Kiên Giang.
TP. Rạch Giá cách TP.HCM 250 km về hướng Tây Nam, cách TP. Cần Thơ 116 km về hướng Tây và cửa khẩu quốc tế Hà Tiên 95 km về hướng Đông Nam. Có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không, Rạch Giá có thể dễ dàng kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á.
Được biết, là một trong 4 đô thị trọng điểm tại ĐBSCL (bên cạnh TP. Cần Thơ, Cà Mau và Long Xuyên),
TP. Rạch Giá từ lâu đã nổi tiếng là khu vực phát triển năng động "trên bến dưới thuyền". Hiện tại, với khoảng 250.000 dân, đứng thứ 3 trong các thành phố tại Tây Nam Bộ (sau TP. Cần Thơ và Long Xuyên - An Giang) và với mật độ dân số nội thành hơn 10.000 người/km2, Rạch Giá được xem là đô thị bận rộn của khu vực.
Sự kiện TP. Rạch Giá trở thành đô thị loại 2 sẽ có tác động lớn và tích cực đến sự phát triển kinh tế của các khu vực phụ cận như các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, An Biên… Bên cạnh đó, TP. Rạch Giá còn làm tiền đề cho sự phát triển bền vững của đảo Phú Quốc, Khu công nghiệp Thạnh Lộc (Châu Thành), Nhà máy nhiệt điện - Cảng biển tại Kiên Lương và Khu du lịch Hà Tiên.
“Tuyến tránh TP. Rạch Giá dài 23 km được khởi công vào tháng 5/2011 và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm nay. Đây là dự án thành phần của Dự án Tuyến đường hành lang ven biển phía Nam nối Việt Nam với Campuchia và Thái Lan. Sau khi hoàn thành, Dự án sẽ giúp Rạch Giá mở rộng mạng lưới giao thương quốc tế và không gian đô thị. Khi đó, Rạch Giá sẽ thực hiện sứ mệnh là thành phố đa chức năng, vai trò trung tâm của thành phố sẽ rõ hơn, không chỉ ở Kiên Giang, mà còn là trung tâm của vùng ven biển Tây và của vùng Tứ giác Long Xuyên rộng lớn”, ông Hôn kỳ vọng.
Huy Tân
-
Lập Hội đồng thẩm định Dự án tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng
-
Tăng vốn đầu tư quần thể Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ lên 2 tỷ USD
-
Ý kiến của Thường trực Chính phủ về Dự án 50 tàu bay thân hẹp của Vietnam Airlines
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 -
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế -
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai -
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án -
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới