
-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
-
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
-
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn
-
Chứng khoán DNSE thay tướng
-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên
Rao bán lần 2, nhưng không hạ giá
Ngày 20/5 tới, phiên đấu giá cả lô hơn 2,5 triệu cổ phần (tương đương 25,26% vốn điều lệ) của Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Sa Pa (PVST) sẽ được tổ chức tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Lô cổ phần này thuộc sở hữu của Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết tỉnh Lào Cai, được chào bán với giá khởi điểm hơn 95,23 tỷ đồng, tương đương 37.700 đồng/cổ phần.
Mức giá khởi điểm này được xác định dựa trên Chứng thư thẩm định giá số 111/2024/109/CTTĐG-CPAVIETNAM-NV2 do Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam thực hiện ngày 21/11/2024. Trước đó, tháng 4/2025, lô cổ phần đã được chào bán, nhưng không có nhà đầu tư đăng ký mua.
PVST được thành lập năm 2008, vốn điều lệ 100 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực lưu trú và nhà hàng. Các hoạt động kinh doanh chính của Công ty xoay quanh việc vận hành Khách sạn BB Hotel Sapa (đã đổi tên thành Hotel Sapa Square Affiliated by Melia). Đây cũng là tài sản rất giá trị của doanh nghiệp này.
Giai đoạn mới thành lập, PVST do các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giữ cổ phần chi phối. Qua một số lần chuyển nhượng, đến nay PVST có 3 cổ đông nắm giữ cổ phần, đều là các tổ chức.
Bản công bố thông tin của đợt thoái vốn cho thấy, cổ đông lớn nhất là Công ty cổ phần BB Hospitaity Holdings đang nắm giữ tới lượng cổ phần chi phối tại PVST, với tỷ lệ 74,25% vốn cổ phần. BB Hospitaity Holdings là thành viên của Công ty cổ phần BB Group - một doanh nghiệp đa ngành chuyên quản lý mảng khách sạn, resort, với các thương hiệu Kobi Onsen Resort Huế, Victoria Phan Thiết Beach Resort & Spa, BB Sapa Resort & Spa và BB Hotel Sapa.
Hoạt động kinh doanh liên tục thua lỗ
Có thể nói, việc thoái vốn diễn ra trong bối cảnh không thực sự thuận lợi. Theo báo cáo tài chính năm 2024, PVST ghi nhận 27 tỷ đồng doanh thu và lỗ 4,5 tỷ đồng. Tình trạng thua lỗ cũng diễn ra trong các năm 2022 và 2023, với lợi nhuận sau thuế lần lượt âm 4,7 tỷ đồng và 5,6 tỷ đồng.
PVST đánh giá, bên cạnh những tác động khách quan từ đại dịch Covid-19 và xung đột Nga - Ukraine, thị trường du lịch Sa Pa còn chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt về nguồn khách và sự gia tăng về số lượng các cơ sở lưu trú mới. Xu hướng trẻ hóa đối tượng khách hàng cũng khiến các khách sạn mới đầu tư xây dựng thu hút được lượng khách tốt hơn so với BB Hotel Sapa.
Hoạt động kinh doanh không hiệu quả kéo dài khiến lỗ lũy kế của PVST đến cuối năm 2024 là 60,6 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ ở mức 100 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2024, tổng tài sản của Công ty đạt 98,7 tỷ đồng, trong đó tiền mặt chỉ còn 0,53 tỷ đồng và các khoản phải thu ngắn hạn (sau khi trích lập dự phòng 10,5 tỷ đồng) là 1,84 tỷ đồng.
Đáng chú ý, PVST có khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Du lịch Cao su Hàm Rồng được ghi nhận giá trị hơn 16 tỷ đồng và các khoản đầu tư vào đơn vị khác với giá trị ghi sổ là 645 triệu đồng. Theo ý kiến của đơn vị kiểm toán, Ban Tổng giám đốc không có thông tin tài chính cần thiết để thực hiện đánh giá về giá trị tổn thất của các khoản đầu tư này.
Bên kia bảng cân đối, tổng nợ của PVST là 57 tỷ đồng, cao hơn vốn chủ sở hữu 41,8 tỷ đồng. Trong đó, tổng nợ ngắn hạn là 8,3 tỷ đồng, vượt quá tài sản ngắn hạn 5,2 tỷ đồng.
“Các yếu tố này dẫn tới nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Công ty. Tuy nhiên, Tổng giám đốc Công ty đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh là có cơ sở, dựa vào khả năng hoạt động kinh doanh có lợi nhuận trong tương lai và sự hỗ trợ của các cổ đông để thanh toán các khoản nợ khi đến hạn trả”, Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn ALF - đơn vị kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2024 của PVST cho biết.
Được biết, PVST đang quản lý 2 khu đất tại Sa Pa, bao gồm khu đất rộng 1.114 m2 tại 8 phố Cầu Mây, thuê đất trả tiền hàng năm đến năm 2053 (Khách sạn BB Hotel Sapa) và khu đất rộng 1.046 m2 tại 23 phố Cầu Mây. Trên khu đất 23 Phố Cầu Mây, PVST từng dự định xây dựng Khách sạn Chapa Garden với quy mô 30 tỷ đồng, nhưng dự án đã bị dừng từ năm 2017 và chưa có kế hoạch thực hiện lại. Tại báo cáo tài chính, khoản đầu tư này được ghi nhận vào chi phí dở dang với giá trị 4,5 tỷ đồng.
Đối mặt với nhiều thách thức, song PVST đặt mục tiêu 32,8 tỷ đồng doanh thu và 0,58 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2025. Công ty cho biết, đang nỗ lực triển khai các giải pháp nhằm ổn định hoạt động, đồng thời tìm kiếm các biện pháp cải thiện tình hình tài chính.
Với tình hình hoạt động kinh doanh còn nhiều khó khăn, cũng như cổ đông lớn BB Hospitaity Holdings đã nắm phần vốn chi phối, mức giá khởi điểm của lô cổ phần được đem ra đấu giá sắp tới có đủ hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư hay không là một câu hỏi lớn.

-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên -
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng -
Thành viên của Searefico hút vốn ngoại, mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp -
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2026 -
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng -
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 7: Ưu tiên cổ phiếu vốn hóa lớn
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu