
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ
-
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán -
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025
Trong đó, thương vụ có giá trị lớn nhất là kế hoạch thoái 5,7% vốn CTCP FPT. FPT là doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất trong danh sách này. Hiện SCIC đang nắm 5,7% vốn FPT, tương đương 839,8 tỷ đồng.
FPT hiện đang có vốn hóa thị trường trên 161 nghìn tỷ đồng, tương đương với việc số cổ phần mà SCIC nắm giữ có giá trị lên đến hơn 9.100 tỷ đồng. Tại FPT, SCIC đang là cổ đông lớn thứ 2, sau chủ tịch Trương Gia Bình.
Đợt bán vốn này cũng điểm danh các doanh nghiệp lớn khác trên sàn chứng khoán như Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex - mã SEA), CTCP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (NTP), CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC), CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (HND), CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP), CTCP Cơ khí và khoáng sản Hà Giang (HGM)…
Đặc biệt, cổ phiếu HGM sau giai đoạn tăng mạnh của nhóm cổ phiếu khoáng sản, đến nay thị giá đã lên đến 322.000 đồng/cổ phiếu. Nếu thoái 46,6% vốn thành công trong giai đoạn này, SCIC có thể thu về 1.890 tỷ đồng.
Trong danh sách này, hiện SCIC đã thực hiện bán thành công vốn tại Tổng công ty Thăng Long, thời gian thực hiện vào cuối tháng 12/2024 thông qua hình thức đấu giá trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Thời điểm đó, thông tin SCIC thoái vốn đã gây “sốt” ở cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long với nhiều phiên giao dịch tăng trần liên tiếp.
Hiện SCIC cũng đang chào bán cạnh tranh cổ phần tại Domesco. Phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào ngày 12/05/2025 với trọn lô hơn 12 triệu cổ phần Domesco, giá khởi điểm là hơn 1.531 tỷ đồng.
Năm 2025, Bộ Tài chính đặt mục tiêu hoàn thành việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, thực hiện thoái vốn xong tại các doanh nghiệp mà nhà nước không nắm giữ, tham gia góp vốn.
Do đó, đẩy mạnh công tác thoái vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của SCIC trong năm 2025, nhằm phấn đấu hoàn thành danh mục thoái vốn theo Quyết định số 690/QĐ-TTg ngày 17/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch sắp xếp lại và Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đến hết năm 2025".
Trong giai đoạn 2021-2024, Nhà nước đã thực hiện thoái vốn tại 15 doanh nghiệp, với giá trị sổ sách 405,2 tỷ đồng, thu về 656,9 tỷ đồng. Sang năm 2025, kế hoạch đặt ra là tiếp tục thoái vốn tại 131 doanh nghiệp nhà nước, dự kiến thu về khoảng 10.040 tỷ đồng.
-
Hé lộ những doanh nghiệp lớn trong danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2025 của SCIC -
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX -
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi -
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận -
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây