-
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel? -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024 -
Ngành sản xuất chế tạo châu Á đối diện rủi ro thương mại -
Năm 2025, thị trường trái phiếu Mỹ đối mặt với gánh nặng nợ đáo hạn -
Donald Trump và thương chiến Mỹ - Trung 2.0: Thế giới nay đã khác -
Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục trượt dài
Đồng rupee Ấn Độ mệnh giá 2.000 INR. Ảnh: Reuters |
Thông tin trên là một bất lợi lớn đối với các doanh nghiệp Ấn Độ đang nhập khẩu dầu mỏ và than giá rẻ từ Nga, bởi họ đang chờ cơ chế thanh toán cố định bằng đồng rupee Ấn Độ để giúp giảm chi phí quy đổi ngoại tệ.
Với chênh lệch thương mại cao có lợi cho Nga, Moscow tin rằng họ sẽ có thặng dư đồng rupee hàng năm lên tới hơn 40 tỷ USD nếu cơ chế thanh toán bằng đồng rupee được thực hiện, nhưng họ nhận thấy việc tích lũy đồng rupee là "điều không mong muốn", một quan chức giấu tên của chính phủ Ấn Độ cho hay.
Bộ Tài chính Ấn Độ, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ và chính quyền Nga chưa đưa ra bình luận về vấn đề trên.
Thực tế, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa toàn cầu của Ấn Độ chỉ chiếm khoảng 2% nên yếu tố này làm giảm sự cần thiết phải giữ đồng rupee của các quốc gia khác.
Ấn Độ bắt đầu tìm kiếm một cơ chế thanh toán bằng đồng rupee với Nga ngay sau Điện Kremlin mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng 2/2022.
Tuy nhiên, đến nay chưa có thông tin chính thức nào về thỏa thuận giữa hai bên được thực hiện bằng đồng rupee, theo Reuters. Hầu hết giao dịch được thực hiện bằng đô la Mỹ và ngày càng nhiều giá trị hàng hóa được giao dịch bằng các loại tiền tệ khác, trong đó có đồng dirham của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Ấn Độ và Nga đã thảo luận về việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại bằng đồng nội tệ, nhưng các hướng dẫn thực hiện chưa được chính thức hóa.
Một quan chức khác của chính phủ Ấn Độ từng tham gia đàm phán với Nga cho biết Moscow “không thoải mái” khi nắm giữ đồng rupee và muốn được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc hoặc các loại tiền tệ khác.
"Chúng tôi không muốn thúc đẩy việc thanh toán bằng đồng rupee nữa, cơ chế đó không phát huy tác dụng. Ấn Độ đã cố gắng mọi thứ có thể để cố gắng thực hiện việc này nhưng không hiệu quả", một nguồn tin thứ ba của Reuters nói.
Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2/2022, nhập khẩu từ Nga của Ấn Độ đã tăng vọt lên 51,3 tỷ USD (tính đến ngày 5/4/2023), gần gấp 5 lần con số 10,6 tỷ USD trong cùng kỳ năm trước, theo một quan chức chính phủ Ấn Độ. Trong đó, dầu mỏ được chiết khấu chiếm một phần lớn trong giá trị nhập khẩu của Ấn Độ, tăng gấp 12 lần trong giai đoạn này.
Vị quan chức cũng cho biết xuất khẩu từ Ấn Độ trong kỳ giảm nhẹ xuống 3,43 tỷ USD so với mức 3,61 tỷ USD của năm trước.
Theo một quan chức khác của Ấn Độ, cả hai nước đã bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế sau khi cơ chế thanh toán bằng đồng rupee không hiệu quả, nhưng thông tin chi tiết chưa được tiết lộ.
Các nguồn tin của Reuters cho biết dòng chảy thương mại của Ấn Độ với Nga vẫn tiếp tục bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây.
"Ngay bây giờ chúng tôi đang thực hiện một số khoản thanh toán bằng đồng dirham và một số loại tiền tệ khác nhưng phần lớn vẫn bằng đô la Mỹ. Việc thanh toán đang được thực hiện theo những cách khác nhau và các quốc gia bên thứ ba cũng đang được huy động", một quan chức chính phủ Ấn Độ cho biết.
Các thương nhân Ấn Độ hiện cũng đang tiến hành một số khoản thanh toán thương mại bên ngoài Nga. "Các bên thứ ba đang được huy động để giải quyết vấn đề thương mại với Nga. Không có lệnh cấm giao dịch với các quốc gia khác qua hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Vì vậy, các khoản thanh toán đang được thực hiện cho một quốc gia thứ ba định tuyến hoặc bù đắp cho giao dịch của họ với Nga", một quan chức khác của Ấn Độ nói.
Về việc liệu tiền có được chuyển qua Trung Quốc hay không, quan chức này khẳng định: "Có, bao gồm cả Trung Quốc".
Trái lại, nhật báo tài chính Ấn Độ Mint đưa tin, các quan chức Nga đã bác bỏ những tuyên bố về việc tạm ngưng đàm phán thương mại bằng đồng rupee, gọi đó là "điều mơ tưởng" của các phương tiện truyền thông phương Tây.
Một quan chức đã nói hãng thông tấn Ấn Độ ANI rằng "không có thay đổi nào trong sự phát triển song phương, đó là suy nghĩ viển vông của các hãng thông tấn phương Tây".
-
Microsoft đầu tư 80 tỷ USD vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel? -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024 -
Nga đóng van đường ống qua ngả Ukraine, giá khí đốt tại châu Âu chạm đỉnh 14 tháng
-
Ngành sản xuất chế tạo châu Á đối diện rủi ro thương mại -
5 nước ủy viên mới ngồi ghế Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2 năm -
Năm 2025, thị trường trái phiếu Mỹ đối mặt với gánh nặng nợ đáo hạn -
Donald Trump và thương chiến Mỹ - Trung 2.0: Thế giới nay đã khác -
Ông Tập Cận Bình: Tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ đạt mục tiêu khoảng 5% -
Hầu hết các tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga tới châu Âu hiện đã bị đóng -
Kinh tế Mỹ tiếp tục tạo bất ngờ trong năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/1 -
2 TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
3 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
4 Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
5 Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)