-
Dừng miễn thuế hàng hoá nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh từ ngày 18/2/2025 -
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm -
Khánh Hòa nêu lý do đấu thầu 500 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương gặp khó -
Chứng khoán Việt Nam 2025: Nhiều yếu tố hỗ trợ khối ngoại trở lại thị trường -
Chờ cú huých trên thị trường IPO -
"Chứng khoán Việt Nam năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng"
Lợi nhuận tăng 10-12%, có sự phân hóa mạnh
Công ty chứng khoán VPBankS vừa công bố Báo cáo Ngành Ngân hàng quý 2/2023. Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích VPBanks, nửa đầu năm nay, kết quả kinh doanh của các ngân hàng ổn định. Trung bình các ngân hàng niêm yết hoàn thành 46% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Tuy vậy, đáng chú ý là tăng trưởng huy động 6 tháng chỉ đạt 3,3%, thấp hơn mức 4,73% tăng trưởng tín dụng. Nợ xấu tăng nhanh nửa đầu năm năm trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu toàn ngành suy giảm mạnh 1 năm trở lại đây, từ mức 143% còn 99,4%.
Theo dự báo của các chuyên gia phân tích, tăng trưởng tín dụng năm nay ở mức 12%-14% khi lãi suất cho vay tăng mạnh vào cuối 2022 chỉ mới được điều chỉnh vào cuối quý 1/2023 trên nền tăng trưởng tín dụng thấp, trong khi các rủi ro liên quan trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản cùng bất ổn chính trị trên thế giới vẫn tiếp diễn, đồng thời NHNN vẫn luôn phải hết sức chú ý giữ ổn định vĩ mô (lạm phát, tỷ giá).
Các ngân hàng có phương án nhận chuyển giao bắt buộc sẽ được ưu tiên hạn mức tín dụng cao hơn trung bình ngành.
Các ngân hàng giảm tỷ trọng nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường trái phiếu kém lạc quan và hạn mức tăng trưởng tín dụng hạn chế
Giai đoạn nửa đầu năm 2023, tăng trưởng tín dụng ở mức thấp hơn cùng kỳ năm trước do lãi suất còn cao làm chậm lại nhu cầu của nhóm khách hàng đủ điều kiện giải ngân.
Sang nửa sau năm 2023, động thái từ NHNN kỳ vọng sẽ giúp lãi suất hạ nhiệt kéo tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành cải thiện hơn.
NIM điều chỉnh giảm trong nửa đầu năm 2023 nhưng sẽ tạo đáy trong quý 2 vừa qua – quý 3 sắp tới và sẽ có sự cải thiện trong quý 4. Mức độ thu hẹp của NIM rõ ràng hơn ở nhóm ngân hàng quy mô nhỏ gặp khó khăn về thanh khoản, trong khi nhóm ngân hàng có lợi thế về CASA, tiếp cận được nguồn vốn offshore giá rẻ sẽ chịu ít áp lực hon.
Nợ xấu có xu hướng gia tăng có kiểm soát do sự đóng băng của thị trường bất động sản và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và người vay tiền có xu hưởng yếu đi trong môi trường lãi suất cao, tuy nhiên sẽ có sự phân hóa.
“Chúng tôi dự báo LNTT toàn ngành ngân hàng giảm tốc trong năm 2023 với tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 10–12%, trong đó có sự phân hóa về triển vọng lợi nhuận giữa các nhóm ngân hàng. Một số ngân hàng thuộc nhóm quy mô nhỏ có thể ghi nhận suy giảm mạnh về tăng trưởng lợi nhuận trong 2023”, chuyên gia phân tích VPBanks nhận định.
Rung lắc là cơ hội để gia tăng vị thế cổ phiếu ngân hàng?
Về mặt định giá, chuyên gia phân tích VPBank cho rằng, cả PE và PB ngành đều đang tiệm cận mức trung bình từ 2019. Điều này có nghĩa là trong ngắn hạn sẽ có những biến động, rung lắc nhất định.
Tuy nhiên, nếu quý vừa qua đúng là vùng đáy lợi nhuận thì với tăng trưởng lợi nhuận và theo đó là vốn chủ sở hữu sẽ phục hồi dần trong nửa cuối năm 2023 và tăng trưởng 2024 mạnh hơn trên nền thấp của 2023 thì định giá năm 2024 sẽ quay lại mức hấp dẫn từ 6.6 đến 7.6 lần PE (so với PE trung bình 10-11 lần) và 1.2–1.4 lần PB (so với PB trung bình 1.8–2 lần).
Điều này hàm ý nếu đầu tư cho tầm nhìn 2024 thì những khi thị trường rung lắc trong ngắn hạn sẽ là cơ hội để gia tăng vị thế trong trung dài hạn.
“Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải nhắc lại đây là bức tranh định giá chung toàn ngành, do đó chúng tôi thấy cần phải nhấn mạnh, đối với mục đích đầu tư thì cần xem xét kỹ lưỡng từng ngân hàng với những câu chuyện riêng hết sức cụ thể để có sự lựa chọn hợp lý, phù hợp khẩu vị từng nhà đầu tư”, VPBanks nhấn mạnh.
Theo chuyên gia phân tích VPBank, về triển vọng, trong trung và dài hạn ngành ngân hàng vẫn cho thấy được tiềm năng hấp dẫn dựa trên một số yếu tố.
Thứ nhất, các yếu tố vĩ mô thuận lợi như nền kinh tế Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm tăng trưởng nhanh và ngành ngân hàng vẫn là kênh huy động vốn chủ đạo. Thứ hai, định giá toàn ngành vẫn còn hấp dẫn so với khả năng sinh lời cùng tiềm năng tăng trưởng.
Thứ ba, chuyển đổi số, bán lẻ và tăng cường bán chéo nhằm gia tăng ROE sẽ tiếp tục là xu hướng trong những năm tới.
Mặc dù vậy, rủi ro vẫn còn. Nguyên nhân là nửa cuối năm 2023 – nửa đầu 2024, về quốc tế Fed vẫn có thể kéo dài chu kỳ tăng lãi suất (higher for longer) trong khi nền kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức từ bên ngoài như xuất khẩu giảm mạnh và bên trong từ thị trường bán lẻ tiêu dùng chậm lại, sức hấp thụ vốn còn yếu trong môi trường lãi suất cho vay cao cũng như thị trường TPDN, bất động sản còn ảm đạm làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cũng như chất lượng tài sản ngành ngân hàng.
Với bối cảnh lãi suất sẽ được giữ ở mức cao trong cả năm 2023, bức tranh kinh doanh của toàn ngành ngân hàng nhìn chung sẽ không quá khả quan như trong giai đoạn 2020-2022. Tuy nhiên, triển vọng của từng ngân hàng sẽ là khác nhau dựa trên giá trị nội tại của mỗi ngân hàng. Những ngân hàng có danh mục cho vay không có quá nhiều cấu phần của TPDN (ACB, STB,...), đặc biệt TPDN liên quan đến hoạt động tài trợ bất động sản và năng lượng tái tạo, sẽ giảm được đáng kể áp lực trích lập dự phòng trong năm 2023, từ đó gia tăng lợi nhuận tốt hơn.
Bên cạnh đó, những ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc các ngân hàng 0 đồng (VCB-CBBank, MB- Oceanbank, VPBank-GPBank, HDB-DAB) sẽ có lợi thế hơn trong việc được cấp room tín dụng từ NHNN nhằm xử lý các ngân hàng yếu kém. Cuối cùng, những yếu tố được xem là “câu chuyện riêng” như bán vốn cho các cổ đông chiến lược (VPBank, VCB, LPBank, SHB…), tái cơ cấu thành công (Sacombank) hay được nâng room ngoại lên 49%... sẽ là những chất xúc tác giúp cổ phiếu ngân hàng diễn biến tích cực trong ngắn hạn.
-
Dừng miễn thuế hàng hoá nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh từ ngày 18/2/2025 -
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm -
Khánh Hòa nêu lý do đấu thầu 500 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương gặp khó -
Chứng khoán Việt Nam 2025: Nhiều yếu tố hỗ trợ khối ngoại trở lại thị trường
-
Chờ cú huých trên thị trường IPO -
"Chứng khoán Việt Nam năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng" -
Chứng khoán bước vào năm bản lề của kỷ nguyên mới -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 30/6/2025 -
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
Ngành tài chính sẽ tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực cho phát triển -
Dòng tiền "nghỉ tết", VN-Index giảm hơn 5 điểm trong phiên cuối cùng của năm 2024
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững