-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Bia Sài Gòn Gold, được thiết kế những vân nổi màu vàng từ vỏ thùng để vỏ lon bia. Thể tích cũng tương tự như dòng Sài Gòn special nhưng loại mới này có màu vàng chủ đạo in hình con rồng trong biểu tượng thương hiệu Sabeco, in chìm là hình ảnh trống đồng. Đúng như chia sẻ cách đây 4 tháng của lãnh đạo Sabeco với phóng viên Baodautu.vn, khi họ sẽ ra mắt hàng loạt sản phẩm mới mà có lẽ, Sài Gòn Gold sẽ là sản phẩm tiên phong.
Đây là loại bia được Tổng Công ty đưa vào danh sách dòng bia cao cấp với giá khoảng 500 nghìn đồng/thùng 24 lon. Trao đổi riêng với baodautu.vn, một lãnh đạo Sabeco cho biết, ở nước ngoài, họ phân loại bia cao, trung, thấp cấp theo chất lượng, thương hiệu...thay vì đặt tiêu chí, giá lên hàng đầu như Việt Nam.
Ông Võ Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Sabeco giới thiệu sản phẩm mới ( 5 thùng bia bên trái). Ảnh: Hồng Phúc |
Dù vậy, khách hàng có nhu cầu cũng chưa thể mua và sử dụng sản phẩm này, bởi đây là loại bia chỉ sản xuất giới hạn và trước mắt, chỉ dành cho thử, biếu, tặng.
Lãnh đạo này cũng bật mí với baodautu.vn, Tổng Công ty đã bỏ ra một số tiền khá cao để thuê một hãng của Đức để thiết kế các mẫu mã bia Gold cũng như một loại Silver, chai thủy tinh dài sắp ra mắt của Sabeco. “Đây là loại sản phẩm giới hạn nên thời gian qua chỉ sản xuất khoảng 12 nghìn thùng/tháng”, một lãnh đạo Sabeco nới với baodautu.vn.
Đại diện này còn chia sẻ một số thông tin về Sabeco như việc họ đã leo lên 3 hạng, là doanh nghiệp sản xuất bia lớn thứ 17 của thế giới xét về công suất. Forbes Việt Nam cũng vừa công bố, thương hiệu Sabeco trị giá khoảng 254,5 triệu USD, đứng thứ 4 trong danh sách 40 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2017, sau Vinamilk, Viettel và Vingroup.
Giá cổ phiếu SAB cũng đang tăng đều, ở mức 250.000 đồng/cp. Nhà nước đang đẩy nhanh quá trình thoái vốn tại Sabeco theo đúng kế hoạch trong 2017 nhưng một số ý kiến lo ngại, giá SAB đang lên quá cao và bài học từ thương vụ bán vốn Vinamilk vẫn còn đó. Hiện, đại diện phần vốn Nhà nước là Bộ Công thương đang nắm giữ 89,59% cổ phần Sabeco. Đại diện Sabeco cho biết, Tổng công ty đã chọn xong đơn vị tư vấn là liên danh Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt - Công ty TNHH Earstn & Young Việt Nam - Công ty cổ phần Thông tin và Thẩm định giá miền Nam. Và chắc chắn, trong 2017, Sabeco sẽ thoái vốn xong như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, sau khi thoái vốn sẽ là bước tạo đà để Sabeco có thể thay đổi mô hình, phương cách quản trị và chuẩn bị cho cuộc chiến sắp tới với đối thủ đang dẫn đầu thị trường ở phân khúc cao cấp.
Sabeco tiền thân là một xưởng bia nhỏ ở Sài Gòn năm 1875. Với sản lượng 1,64 tỷ lít, chiếm 40% tổng sản lượng bia cả nước năm 2016. Tổng công ty có 28 thành viên, nhiều nhãn hiệu bia chai và lon như Sài Gòn Export, 333, Sài Gòn Special với thị trường chủ lực là miền Nam. Dù vậy, thời gian gần đây, Sabeco đang bành trướng ra thị trường miền Bắc và giải quyết thách thức trong các năm tới là chuyển dịch sang phân khúc cao, thay vì phổ thông như hiện nay để có thể cạnh tranh với Heineken, khi đang phải chật vật cạnh tranh với Sapporo, Budweiser, Desperado và vốn có lợi thế từ Saigon Special so với Tiger.
Đại hội lần này, Sabeco chính thức thông qua các tờ trình miễn nhiệm Thành viên Hội đồng quản trị với ông Lê Hồng Xanh và ông Đồng Việt Trung, trưởng ban kiểm soát Sabeco theo chế độ nghỉ hưu. Theo đó, ông Nguyễn Tiến Vỵ, hiện đang là Luật sư thuộc đoàn Luật sư Hà Nội, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội bia-rượu- nước giải khát Việt Nam làm thành viên Hội đồng quản trị độc lập; ông Lý Minh Hoàng, hiện đang là Phó phòng, phụ trách phòng quan hệ cổ đông Sabeco trở thành Thành viên ban kiểm soát Sabeco .
Theo thông tin cung cấp cho cổ đông, ông Nguyễn Tiến Vỵ sinh năm 1955 tại Thái Bình và đã làm việc tại Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) từ 1983 tại Trường Quản lý xí nghiệp Bộ Công nghiệp nhẹ và trở thành Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Bộ Công thương đến 2015. Sau đó, ông Nguyễn Tiến Vỵ làm việc tại Tổng Công ty thiết bị điện Việt Nam.
-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025