
-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB
-
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp
Mở đầu phiên khá chật vật khi VN-Index giao động quanh tham chiếu và có lúc rơi vào vùng giá đỏ, tuy nhiên, lực cầu tốt đón đầu xu thế phục hồi giúp thị trường nhanh chóng lấy lại sắc xanh.
Tương tự như những phiên gần đây, đến phiên giao dịch chiều lực cầu tăng mạnh giúp VNindex tiếp tục có thêm phiên phục hồi ở mức khá. Nhìn diễn biến thị trường có thể thấy, áp lực bán ra không mạnh và chỉ cần một chút lực cầu là cũng đủ giúp thị trường quay trở lại sắc xanh.
Đóng cửa phiên hôm nay, VN-Index dừng tại 1.293 điểm, tăng 8,5 điểm, tương ứng 0,7% so với phiên giao dịch ngày hôm trước. Độ rộng trên sàn HOSE là tích cực với 289 mã tăng (22 mã tăng trần), 65 mã tham chiếu, 145 mã giảm (1 mã giảm sàn). HNX-Index tăng 1,6 điểm (+0,51%) lên 312,77 điểm.
Thanh khoản của 3 sàn lần lượt là HOSE: 16.469 tỷ đồng, HNX: 1.928 tỷ đồng, UPCOM: 932 tỷ đồng.
Phiên tăng điểm ở mức khá với sự dẫn dắt đến từ Blue-chip, khi nhóm này chiếm gần 40% giá trị thanh khoản của VN-Index. Tuy nhiên, phiên này nhóm vốn hoá lớn VN30 có sự phân hoá hơn, với 12 mã tăng, 3 mã tham chiếu, 15 mã giảm.
Nhìn chung, phiên tăng điểm diễn ra đều và rộng khắp, khi không có nhóm ngành nào tăng/giảm vượt trội đáng kể. Tích cực trong suốt phiên hôm nay là dầu khí, nhưng áp lực bán gia tăng về cuối phiên đã khiến mức tăng bị thu hẹp lại PVS (+2,8%), BSR (+3,3%), PVD (+0,5%), PVC (+7,1%), PLX (+1,9%), OIL (+2,1%)...
Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục duy trì được đà tăng tích cực để hỗ trợ cho thị trường chung với STB (+2,5%), VPB (+1,6%), MBB (+0,4%), TPB (+2,2%), TCB (+0,8%)...Cổ phiếu hàng không và lịch cũng có sự tăng giá tốt với VJC (+4,3%), HVN (+3%), VTD (+1,7%), VNG (+1,2%), TCT (+3,1%)... với kỳ vọng hoạt động kinh doanh khởi sắc hơn khi những tháng cao điểm du lịch đang tới gần.
Đáng chú ý, phiên giao dịch hôm nay đánh dấu sự tăng tốc trở lại của khối ngoại, khi khối này mua ròng đến 1.675 tỷ đồng trong phiên–lớn nhất kể từ đầu năm. Trong số đó, chứng chỉ quỹ FUEVFVND được mua ròng mạnh nhất với 1.135 tỷ đồng (39,9 triệu CCQ), FPT theo sau với 362 tỷ đồng (mua ròng 3,3 triệu cổ phiếu), và STB với 45 tỷ đồng tương ứng với 2 triệu cổ phiếu.
Ở chiều ngược lại, E1VFVN30 là mã chứng khoán bị bán ròng nhiều nhất với 62,8 tỷ đồng tương ứng với 2,8 triệu cổ phiếu.
Thị trường vẫn đang quan sát kỹ chỉ số Vnindex khi đang tiến gần ngưỡng 1.300 điểm, nếu ngưỡng này được chinh phục trong các phiên tiếp theo, thì kỳ vọng thị trường tiếp tục đi lên, hướng đến 1.345 điểm. Nhưng nếu lực cầu suy yếu và áp lực bán gia tăng khi chỉ số vượt qua ngưỡng 1.300 và không giữ được mốc này, nhiều khả năng thị trường sẽ bước vào sóng điều chỉnh tiếp theo. Tuy nhiên, kịch bản này được nhiều ý kiến đánh giá là khó xảy ra hơn.
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung -
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025 -
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025 -
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Thuế quan đối ứng: 46 và 90% -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hé lộ kế hoạch phá kỷ lục của công ty chứng khoán
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort