
-
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
![]() |
Chứng khoán Hàn Quốc dẫn đầu sóng tăng điểm tại châu Á trong phiên giao dịch sáng 1/7. Ảnh: AFP |
Ngay đầu phiên sáng nay, chứng khoán Hàn Quốc dẫn đầu sóng tăng điểm tại khu vực với chỉ số Kospi tăng cao 1,02%. Trong khi đó, chứng khoán Nhật Bản khá ảm đạm sau thông tin tình hình kinh doanh tại nước này xấu đi. Chỉ số Nikkei 225 sáng nay giao dịch đi ngang, còn Topix trượt 0,28%.
Khảo sát Tankan hàng quý của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản công bố sáng 1/7 cho thấy tình hình kinh doanh tại nước này trở nên xấu đi khi chỉ số cảm tính thị trường của các nhà sản xuất lớn trong tháng 6 đã xuống âm 34 điểm, mức thấp nhất hơn 10 năm qua, theo Reuters. Trước đó, chỉ số này trong tháng 3 đã âm 8 điểm.
Chứng khoán Trung Quốc đại lục sáng nay nhích nhẹ sau công bố kết quả khảo sát chỉ số PMI lĩnh vực chế tạo của khu vực tư nhân. Cụ thể, chỉ số Shanghai Composite lên điểm 0,31% còn Shenzhen Component tăng 0,505%. Theo khảo sát tư nhân Caixin/Markit, chỉ số PMI lĩnh vực chế tạo trong tháng 6 của Trung Quốc đạt 51,2 điểm, cao hơn mức trung bình 50,5 được các chuyên gia dự báo với Reuters.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc hôm qua 30/6 công bố chỉ số PMI chính thức trong lĩnh vực chế tạo đạt 50,9 điểm trong tháng 6, cao hơn mức trung bình 50,4 được dự báo trước đó. Trong tháng 5, chỉ số này đạt 50,6 điểm.
Thị trường Hong Kong hôm nay đóng cửa nghỉ lễ. Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 nhích nhẹ. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng 0,2%.
Chứng khoán Mỹ đêm qua khép lại quý II/2020 bằng thành tích tăng trưởng tốt nhất quý trong nhiều thập kỷ qua. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 217,08 điểm, tương đương 0,9%, lên 25.812,88 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng mạnh hơn 1,5% và chốt phiên với 3.100,29 điểm, còn Nasdaq Composite vọt thêm 1,9% lên 10.058,77.
Thị trường tiền tệ hôm nay ghi nhận chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác trượt từ mức 97,5 thiết lập trước đó về 97,395. Đồng yên Nhật Bản mất giá và quy đổi 108,06 JPY/USD so với mức 107,5 JPY/USD trong các phiên trước; trái lại đô la Australia mạnh lên và trao tay 1 AUD “ăn” 0,6898 USD so với mức 1 AUD/0,685 USD.
Cắt đà trượt giá phiên trước, giá dầu trên thị trường châu Á sáng nay đi lên. Dầu thô Brent giao kỳ hạn nhích 0,7% lên 41,56 USD/thùng còn dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ tăng 0,92% lên 39,63 USD/thùng.

-
ECB hạ lãi suất lần thứ bảy liên tiếp -
Microsoft lên kế hoạch cắt giảm nhân sự, tinh gọn bộ máy -
OECD quan ngại trước làn sóng cắt giảm viện trợ nước ngoài -
Lạm phát tại Anh giảm nhanh, BoE có dư địa "mạnh tay" cắt giảm lãi suất -
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn -
Trở ngại đưa chuỗi cung ứng trở lại nước Mỹ -
IMF cảnh báo số người di cư và tị nạn chạm mức 3,7% dân số toàn cầu
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu