Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 07 tháng 05 năm 2024,
Sắc xanh phủ rộng chứng khoán châu Á, VN-Index hồi phục trong thận trọng
Tùng Linh - 03/07/2023 19:43
 
Giá trị giao dịch trong phiên đầu quý III chỉ đạt vỏn vẹn 12.625 tỷ đồng, thấp hơn nhiều thanh khoản trung bình tháng 6. Điểm tích cực là chỉ số tăng và số lượng mã tăng cao áp đảo.

Sau hai phiên điều chỉnh, cả ba chỉ số đều tăng mạnh ngay đầu phiên, cá biệt VN-Index chạm 1.128 điểm, cao nhất trong phiên giao dịch. Tuy nhiên, kết thúc phiên giao dịch, VN-Index là chỉ số duy nhất đóng cửa trong sắc xanh khi tăng 5,32 điểm (+0,47%) lên 1.125,50 điểm, vượt lên vùng giá cao trong 6 tháng trở lại đây. HNX-Index giảm 0,72 điểm (-0,32%) về mức 226,60 điểm. Tương tự, chỉ số sàn UPCoM đóng cửa giảm 0,27% về 85,77 điểm.

Tuy vậy, xét về số lượng cổ phiếu tăng giá, sắc xanh vẫn áp đảo. Toàn sàn có 463 mã tăng, 22 mã tăng kịch biên độ; trong khi chỉ có 298 mã giảm và 22 mã sàn. Cổ phiếu tăng kịch biên độ không quá nhiều. Trên sàn HoSE chỉ có ba cổ phiếu tăng trần gồm TDH, POM và VHC.

Dòng thủy sản mà dẫn đầu là VHC là có một phiên giao dịch tích cực. với mức tăng phổ biến quanh 5%, cao nhất là VHC (+6,92%), VMX (4,71%), ANV (4,46%)… Cổ phiếu nhóm ngân hàng - chứng khoán phân hóa khá rõ nhưng sắc xanh vẫn là bên áp đảo.

Dẫn đầu trong nhóm các cổ phiếu tác động tích cực nhất đến VN-Index là “ông lớn” ngành ngân hàng BIDV. Cùng đó, VHM, GVR, GAS và BCM lần lượt nằm trong top 5. Ở chiều ngược lại, khá nhiều cổ phiếu ngân hàng cũng trở thành “tội đồ” ghìm chân thị trường, dẫn đầu là TCB, CTG và EIB.

Giá trị giao dịch trong phiên đầu quý III chỉ đạt vỏn vẹn 12.625 tỷ đồng, thấp hơn nhiều thanh khoản trung bình tháng 6. Trong đó, giao dịch trên sàn HOSE đạt 10.794 tỷ đồng, giảm ngày thứ hai liên tiếp.

Các nhà đầu tư vẫn khá thận trong về xu hướng thời gian tới. Thông tin Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global vừa công bố cho thấy PMI trong tháng 6 đạt 46,2 điểm, tăng so với mức 45,3 điểm của tháng 5 nhưng vẫn nằm dưới ngưỡng 50 điểm tháng thứ tư liên tiếp. Điều này cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục suy giảm. Phần nào dẫn đến tâm lý thận trọng hơn với thanh khoản giảm khá mạnh.

Tương tự khối nội, khối ngoại cũng giảm mạnh giao dịch, đặc biệt ở chiều mua vào. Đồng thời, sau khi mua ròng liên tục 3 phiên, nhóm này bán ròng nhẹ gần 6 tỷ đồng trên cả ba sàn. Cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất là SHS cũng chỉ được giải ngân gần 27 tỷ đồng.

Theo nhận định của Chứng khoán SHS, sau nhịp điều chỉnh từ cuối tuần trước, VnIndex đã kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ 1.120 điểm và việc hồi phục trong phiên hôm nay là tín hiệu tích cực cho thấy khả năng thị trường tiếp tục duy trì đà tăng. Tuy nhiên, ngưỡng kháng cự mạnh 1.150 điểm là mốc cần chú ý. Chuyên gia từ SHS cho rằng có thể sẽ có nhiều rung lắc trong thời gian tới. Thị trường ngắn hạn dự báo vẫn tiếp tục có các nhịp rung lắc, điều chỉnh trong sóng hồi hướng tới ngưỡng kháng cự mạnh 1.150 điểm.

Góc nhìn TTCK tuần 3 - 7/7: Ngóng chờ kết quả kinh doanh, VN-Index tiếp tục định giá lại
Chuyên gia Phòng Môi giới Năng động ABS, CTCK Vietcap cho rằng, thị trường vào nhịp điều chỉnh. Nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp chưa nên giải...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư