
-
ABBANK, ADB và PWC cùng khởi động chương trình "nâng cao năng lực về ngân hàng xanh"
-
"Gà đẻ trứng vàng" một thời vẫn bộc lộ điểm yếu về vốn, thanh khoản
-
Sacombank tối ưu thanh toán quốc tế trực tuyến: Nhanh chóng - minh bạch - chính xác
-
Tín dụng ngân hàng và bài toán cân bằng rủi ro - tăng trưởng
-
Tín dụng nửa cuối năm: Chủ yếu dựa vào bất động sản và đầu tư công -
Giá vàng đồng loạt đi xuống
Nguyên nhân lợi nhuận giảm được cho là tín dụng Saigonbank tăng trưởng âm trong quý I/2024, trong khi nợ xấu lên 2,38%. Tính đến cuối quý I/2024, tổng tài sản Ngân hàng tăng nhẹ 1% so với đầu năm, lên 31.863 tỷ đồng; cho vay khách hàng giảm 1%; tiền gửi tại NHNN giảm mạnh 82%; còn tiền gửi tại các TCTD khác tăng 31%.
Tổng nợ xấu tính đến 31/3/2024 của Saigonbank hơn 469 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm. Trong đó, nợ nghi ngờ tăng mạnh nhất 80%. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tăng từ 2,03% đầu năm lên 2,38%.
![]() |
Saigonbank: Lợi nhuận giảm 35% trong quý đầu năm nay |
Theo lý giải của Saigonbank, trước tình hình khó khăn trong quý đầu năm 2024, đơn hàng của doanh nghiệp giảm và không ít doanh nghiệp phải rời thị trường. Hoạt động của ngành ngân hàng cũng không thoát khỏi tình trạng chung, nhưng Saigonbank vẫn nỗ lực hỗ trợ, chia sẽ cùng với doanh nghiệp phát triển. Vì thế, nợ xấu bắt buộc phải tăng, nợ xấu có tăng nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát, đảm bảo của ngân hàng.
Nói về nợ xấu ngân hàng tăng, Chủ tịch Saigonbank ông Vũ Quang Lãm cho rằng, hoạt động trong ngành ngân hàng khó tránh được nợ xấu và đòi hỏi phải trích lập dự phòng. Dự phòng rủi ro được trích và tất nhiên là thành “của để dành tại ngân hàng.
Trong quý đầu năm nay, thu nhập lãi thuần của SGB giảm 18% so với cùng kỳ, còn gần 184 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Đồng thời, các nguồn thu ngoài lãi cũng đi lùi như lãi từ dịch vụ giảm 24%, lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 77%. Còn lãi từ hoạt động khác là nguồn thu tăng trưởng duy nhất của Saigonbank, đạt hơn 28 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ. Trong quý I/2024, Saigonbank tăng chi phí hoạt động 14%, lên 149 tỷ đồng.
Kết quả, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 45%, còn gần 75 tỷ đồng. Trong khi đó, Saigonbank giảm 79% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chỉ còn trích gần 7 tỷ đồng, nhưng chỉ lãi trước thuế gần 68 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ. Như vậy, so với kế hoạch 368 tỷ đồng lãi trước thuế năm 2024, Saigonbank mới thực hiện được hơn 18%.
Năm 2024, Saigonbank đề ra mục tiêu hoàn thiện phê duyệt Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Saigonbank đề ra mục tiêu đến cuối năm 2024 đạt tổng tài sản 32.300 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Vốn huy động và dư nợ cho vay đạt lần lượt 27.300 tỷ đồng và 23.000 tỷ đồng, tăng 3% và 12,87% so với đầu năm. Nợ xấu kiểm soát theo quy định dưới 3%. Lợi nhuận trước thuế năm 2024 đề ra là 368 tỷ đồng, tăng gần 11% so với kết quả 2023.

-
Tín dụng nửa cuối năm: Chủ yếu dựa vào bất động sản và đầu tư công -
Giá vàng đồng loạt đi xuống -
UOB: Tỷ giá sẽ giảm về cuối năm -
Loại bỏ 86 triệu tài khoản "chết", giảm mạnh lừa đảo nhờ xác thực sinh trắc học -
Tỷ giá hạ nhiệt bất chấp đồng USD phục hồi -
Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, cho vay kinh doanh bất động sản chiếm 18,47% -
NHNN nhận định về tỷ giá, lãi suất, vàng nửa cuối năm
-
Tây Bắc Group nối dài hành trình kiến tạo giá trị mới
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045