
-
Nhà sách Phương Nam chuẩn bị về tay Thiên Long Group
-
ĐHĐCĐ City Auto: Phát hành 30 triệu cổ phiếu riêng lẻ để bổ sung vốn kinh doanh
-
Viglacera lên kế hoạch lãi 1.743 tỷ đồng trong năm 2025
-
Thép SMC muốn phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu để trả nợ
-
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan -
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng
![]() |
Bung hàng gần trăm triệu cổ phiếu
SAM Holdings là một trong những doanh nghiệp khai mào chào bán cổ phiếu năm 2021. Theo kế hoạch, doanh nghiệp này sẽ phát hành 93,5 triệu cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ đạt mức 3.500 tỷ đồng.
SAM Holdings trước đây là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển SACOM - là một trong 2 công ty cổ phần đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Hiện nay trong các công ty con của SAM Holdings, vẫn còn 1 công ty duy trì ngành dây cáp truyền thống là Công ty cổ phần Dây và cáp Sacom, do SAM Holdings nắm giữ 99,92% cổ phần.
Khoảng 80% doanh thu của Công ty đến từ một nhóm khách hàng có uy tín trên thị trường viễn thông như FPT, Viettel, VNPT... Đây tuy là thế mạnh của Công ty (khách hàng lớn có chỉ số uy tín cao), tuy nhiên cũng khiến Công ty bị kéo dài thời gian chiếm dụng công nợ, làm tăng lượng vốn lưu động cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Gần đây, Công ty Sacom đã chủ trương mở rộng diện khách hàng, trong đó phát triển khách hàng sang các doanh nghiệp FDI như Toshiba, Nidec, Mitsuba, Yamaha, Solen…
Từ lĩnh vực hoạt động ban đầu là sản xuất và phân phối các loại cáp cho ngành bưu chính - viễn thông, SAM Holdings đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản nhà ở, bất động sản nghỉ dưỡng và nông nghiệp công nghệ cao.
Bức tranh sau tăng vốn
Thực chất, tham vọng tăng vốn lên quy mô 3.500 tỷ đồng đã được SAM ấp ủ từ vài năm nay, nhưng do nhiều lý do khác nhau kế hoạch này vẫn chưa thực hiện được. Cách đây gần 3 năm, tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2018, ông Trần Anh Vương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị thời điểm đó từng đặt kỳ vọng sau khi tăng vốn, SAM Holdings có thể đạt lợi nhuận cao và giá cổ phiếu có thể tăng lên “2 chấm” để SAM Holdings trở thành công ty quy mô tỷ USD.
Theo đó, đợt tăng vốn lần này đã được các nhà đầu tư đợi chờ từ lâu và thời điểm thị trường chung đi lên trong vài tháng qua đã tạo ra thời cơ tốt cho SAM hiện thực hóa kế hoạch tăng vốn đã được ấp ủ từ lâu.
Đây là đợt chào bán có quy mô khá lớn của SAM Holdings, bởi số cổ phần dự kiến sắp phát hành sẽ đạt xấp xỉ gần 1.000 tỷ đồng. Với kế hoạch phát hành với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, trong khi thị giá hiện tại của cổ phiếu SAM đang ở mức khoảng 12.000 đồng/cổ phiếu, thì rủi ro việc cổ phiếu bị ế không bán được hết là khá thấp. Tuy nhiên, rủi ro pha loãng giá trị sổ sách của cổ phiếu SAM vẫn khá rõ.
Với đợt phát hành của SAM, việc pha loãng gần như chắc chắn sẽ xảy ra bởi vốn chủ sở hữu của Công ty là 3.422 tỷ đồng, đợt phát hành sẽ làm vốn chủ sở hữu tăng lên thêm 27,3%, trong khi đó, số lượng cổ phiếu tăng thêm tới 36,5%. Theo đó, tại thời điểm kết thúc đợt phát hành, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu thấp hơn tốc độ tăng số lượng cổ phần sau đợt phát hành sẽ dẫn đến kết quả là giá trị sổ sách tính trên mỗi cổ phiếu sẽ giảm.
Tuy nhiên, mặt tích cực của đợt phát hành là Công ty sẽ có một nguồn tiền lớn bổ sung cho nhu cầu kinh doanh và đầu tư, nhờ đó thúc đẩy các hoạt động mở rộng, phát triển và nắm bắt các cơ hội trong năm 2021 và các năm tiếp theo.
Về khả năng tài chính của SAM Holdings, tại thời điểm 30/9/2020, Công ty có khoảng 267 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, khoảng 146 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn. Số tiền này tuy hoàn toàn có thể đảm bảo các nhu cầu thanh toán trong kinh doanh hàng ngày, nhưng chưa thể đáp ứng nhu cầu đầu tư cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, động thái của SAM Holdings cho thấy, Công ty vẫn thúc đẩy mạnh các hoạt động đầu tư. Nếu như trong 9 tháng của năm 2019, Công ty chỉ chi ra hơn 22 tỷ đồng cho đầu tư mua sắm tài sản cố định, thì trong 9 tháng của năm 2020, SAM Holdings chi tới hơn 554 tỷ đồng cho hạng mục này. Ngoài ra, trong năm 2020, SAM Holdings cũng gia tăng một số khoản chi góp thêm vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác.
Theo kế hoạch đầu tư từ nguồn vốn sắp huy động được, SAM Holdings dự kiến dùng 100 tỷ đồng mua lại toàn bộ cổ phần của Công ty cổ phần Capelle Quảng Nam, dùng gần 492 tỷ đồng tăng vốn cho Capella Quảng Nam để đầu tư Dự án Khu công nghiệp Tam Thăng 2 và dùng hơn 343 tỷ đồng để tăng vốn cho Công ty cổ phần Địa ốc Sacom, nhằm tài trợ cho dự án bất động sản tại Nhơn Trạch.

-
Ladophar hé lộ 3 tổ chức sẽ mua 13,64 triệu cổ phiếu trong đợt phát hành riêng lẻ -
Thép SMC muốn phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu để trả nợ -
Địa ốc Hoàng Quân và dấu hỏi cho tham vọng xây dựng 40.000 căn nhà ở xã hội -
Cảng Đoạn Xá dừng kế hoạch chào bán 21,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Đến cuối năm 2026, Novaland mới đủ nguồn tiền để trả nợ vay và trái phiếu -
Không còn dự án gối đầu, Vạn Phát Hưng bắt đầu hụt hơi -
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây