Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Samsung Pay bắt tay Napas và ngân hàng, người tiêu dùng hưởng lợi
Trang Trình - 06/10/2017 09:41
 
Samsung Pay là ứng dụng thanh toán hàng đầu được nhiều nhà băng chọn là đối tác bởi những ưu thế vượt trội.

Bắt đầu kỷ nguyên thanh toán bằng điện thoại di động

Thanh toán thẻ đã có bước phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Ông Nguyễn Quang Minh, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), Giám đốc Dự án Samsung Pay cho biết, trong 10 năm qua, số máy ATM đã tăng 631%, lượng máy POS tăng trưởng 2.616%, số lượng thẻ tăng 2.207%. Nếu tính trong vòng 5 năm trở lại đây, giá trị giao dịch qua POS tăng gần 600%, doanh số thanh toán trực tuyến tại các điểm chấp nhận thẻ tăng hơn 350%...

Samsung Pay đang trở thành công cụ thanh toán trên di động có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
Samsung Pay đang trở thành công cụ thanh toán trên di động có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

Tăng trưởng với tốc độ chóng mặt như vậy, song thanh toán thẻ vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ ở Việt Nam. Doanh số rút tiền mặt trên ATM vẫn cao gấp gần 10 lần so với doanh số thanh toán hoặc giao dịch trên POS.

Vì sao? Nguyên nhân là thanh toán thẻ còn phiền phức và nguy cơ mất an toàn cao. Trong khi đó, thanh toán qua Internet Banking vẫn còn khá phức tạp. Ông Nguyễn Quang Minh nhận định, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do thanh toán điện tử tại Việt Nam còn chậm bắt nhịp và triển khai theo xu hướng thanh toán điện tử trên thế giới.

Trong khi trên thế giới, sử dụng thẻ đã trở nên lạc hậu, việc quẹt điện thoại để thanh toán (sử dụng vân tay, mống mắt, QR code, mã pin…) đã trở thành phổ biến thì ở Việt Nam, người tiêu dùng vẫn phải sử dụng một chiếc ví dày để lưu trữ tất cả loại thẻ ngân hàng, rất bất tiện và tính bảo mật chưa cao. Điều này lý giải tại sao chủ thẻ vẫn chỉ sử dụng thẻ ATM như một chiếc máy rút tiền tự động, chứ không phải phương tiện thanh toán.

Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời hưởng ứng Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ, gần đây, hàng loạt ngân hàng đã rầm rộ bắt tay với các tập đoàn công nghệ để phát triển các ứng dụng thanh toán di động.

Tuy vậy, trên thị trường vẫn chưa có ứng dụng công nghệ di động nào thực sự ưu việt. Phải đến khi Samsung Pay chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào 13/9/2017, kỷ nguyên thanh toán di động của Việt Nam mới thật sự bắt đầu.

Giải pháp thanh toán di động nào sẽ dẫn đầu thị trường Việt Nam?

Theo thông tin của Báo Đầu tư, ngay sau khi Samsung Pay ra mắt Việt Nam, nhiều “ông lớn” về thanh toán di động cũng nhấp nhổm gia nhập thị trường. Facebook Payment đang nghiên cứu hợp tác với một ngân hàng trong nước để thử nghiệm. AliPay - nền tảng thanh toán của Alibaba (Trung Quốc) cũng tìm cách tiếp cận thị trường Việt Nam.

Không chỉ các ứng dụng di động nước ngoài, mà trong nước, các ví điện tử, cổng thanh toán, các trung gian thanh toán cũng nở rộ, đều nhắm tới phân khúc thanh toán điện tử. Mới đây nhất, ngày 20/9, BIDV bắt tay với VNPT Media triển khai hàng loạt dịch vụ như thu hộ, cổng thanh toán và ví điện tử (BIDV - VNPT Pay). Trước đó, MobiFone hợp tác với Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) triển khai dịch vụ thanh toán cước và nạp tiền tự động Autopay (từ ngày 15/9) hay Viettel hợp tác với nhiều ngân hàng triển khai Viettel Payment…

Trong bối cảnh hàng loạt ứng dụng phục vụ việc thanh toán phi tiền mặt tới tấp đổ bộ vào thị trường Việt Nam, đâu là lựa chọn tiện ích và an toàn nhất cho người tiêu dùng?

Thực tế, dù ví điện tử hay các cổng thanh toán, trung gian thanh toán có mặt ở Việt Nam đã khá lâu, song hiện nay, nhiều chủ thẻ vẫn khá ngại ngần, chủ yếu là do tính an toàn bảo mật chưa cao, nhiều nguy cơ lộ thông tin, phải mất thời gian nạp tiền vào ví, phạm vi thanh toán dịch vụ còn hạn chế…

Trong khi đó, với Samsung Pay, chủ thẻ có thể thanh toán mọi dịch vụ tại mọi máy POS trên toàn quốc, đảm bảo an toàn, bảo mật tuyệt đối ngay cả khi mất điện thoại, bởi mọi thông tin về thẻ được nhập vào Samsung Pay đều được số hóa với nhiều tầng bảo mật khiến kẻ gian dù có lấy được điện thoại cũng không có thông tin thẻ.

Samsung Pay dù mới ra đời vài năm, song đã có mặt tại 19 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thậm chí, so với các đối thủ Apple Pay và Android Pay, Samsung Pay có lợi thế hơn hẳn: Samsung Pay có khả năng hỗ trợ cả máy quẹt thẻ dùng công nghệ giao tiếp tầm gần (NFC) và công nghệ truyền dữ liệu an toàn qua từ tính (MST), trong khi Apple Pay và Android Pay chỉ dùng được với các máy quẹt thẻ dùng NFC.

Samsung Pay hỗ trợ quẹt thẻ trên các máy POS dùng công nghệ NFC và MST

Hiện nay, số lượng máy quẹt thẻ dùng NFC ở Việt Nam rất ít mà đa số dùng công nghệ MST. Nói một cách đơn giản, nếu áp dụng Samsung Pay, các ngân hàng và các đơn vị chấp nhận thẻ hoàn toàn có thể áp dụng được ngay mà không cần mất chi phí trang bị gì thêm, trong khi nếu sử dụng Apple Pay và Android Pay, các nhà bán lẻ phải mất chi phí nâng cấp phần cứng thì khách hàng mới có thể thanh toán.

Ông Cù Anh Tuấn, Tổng giám đốc ABBank - một trong những ngân hàng tiên phong kết nối Samsung Pay - khẳng định, công nghệ an toàn từ tính của Samsung Pay rất phù hợp với công nghệ mà các ngân hàng Việt Nam và hệ thống POS tại Việt Nam, vì vậy việc kết nối rất thuận tiện.

Tuy nhiên, ưu điểm vượt trội nhất của Samsung Pay, xóa bỏ nỗi nghi ngại của chủ thẻ khi thanh toán không dùng tiền mặt, đó là 3 tầng bảo mật theo chuẩn quốc phòng. Với các ưu điểm này, Samsung Pay đang trở thành công cụ thanh toán trên di động có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Với khả năng lưu giữ thông tin đến 10 chiếc thẻ khác nhau, người dùng giờ đây không còn cần đến một chiếc ví dày để sưu tầm các loại thẻ thanh toán nữa, mà tất cả gói gọn trong một chiếc smartphone.

Thanh toán di động sẽ bùng nổ
Với sự xuất hiện của Samsung Pay, thanh toán di động sẽ dần bùng nổ, khiến giấc mơ thanh toán không tiền mặt không còn quá xa vời.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư