
-
ĐHĐCĐ VietABank: Tăng vốn lên 11.582 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng, niêm yết lên sàn HOSE
-
ĐHĐCĐ MB: Mua 100 triệu cổ phiếu quỹ, chia cổ tức khủng, tự tin về giá cổ phiếu
-
Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds
-
VietBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 55%, tăng vốn lên gần 11.000 tỷ đồng và niêm yết
-
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp An lộc tích lũy thịnh vượng -
Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
Những tháng đầu năm 2022 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid–19, tuy nhiên theo dự báo trong thời gian tới do tỷ lệ người dân được tiêm chủng cao, mức độ nghiêm trọng giảm dần và trở thành một phần trong cuộc sống mới, nền kinh tế sẽ dần khởi sắc hơn.
![]() |
Mặc dù còn một số khó khăn, tuy nhiên ngay từ đầu năm 2022, xác định nhiệm vụ trọng tâm được Ban lãnh đạo VAMC giao, Ban Giám đốc Sàn giao dịch nợ đã chỉ đạo sát sao, triển khai kịp thời các giải pháp hiệu quả, phù hợp với tình hình chung, bắt nhịp tiến độ làm việc khẩn trương, hiệu quả.
Đến nay, đã có gần 90 khách hàng là cá nhân và tổ chức đăng ký là thành viên của Sàn giao dịch nợ và đã được cấp user thành viên truy cập, đồng thời còn nhiều hồ sơ đăng ký khác đang được thẩm định, phê duyệt theo quy định.
Sàn giao dịch nợ đã thực hiện ký hợp đồng nguyên tắc đề nghị môi giới bán khoản nợ, tài sản bảo đảm với 10 Tổ chức tín dụng và đã thực hiện đăng tải hàng hoá là khoản nợ, tài sản bảo đảm của các Tổ chức tín dụng lên website của Sàn với giá trị dư nợ đạt gần 15.000 tỷ đồng.
Đã tiếp cận với nhiều khách hàng có nhu cầu thực hiện nghiệp vụ tư vấn, môi giới và dự kiến sẽ ký hợp đồng trong thời gian tới sau quá trình chuẩn bị và thẩm định.
Song song với việc triển khai các nghiệp vụ, Sàn giao dịch nợ đã chú trọng đầu tư, sử dụng công nghệ thông tin để ứng dụng trong hoạt động nghiệp vụ, giao dịch với khách hàng tăng hiệu quả, giảm thời gian lãng phí, đặc biệt hiệu quả trong tình hình dịch bệnh mới.
Đến nay website và phần mềm quản lý của Sàn giao dịch nợ đã hoàn thiện, sử dụng ổn định. Trong quá trình làm việc cán bộ Sàn giao dịch nợ đã không ngừng tìm hiểu, trao đổi, cải tiến các phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với thực tế làm việc.
Hiện Sàn giao dịch nợ đang nghiên cứu để hoàn thiện, nâng cấp giai đoạn 2 cho website theo hướng mở rộng tiện ích cho khách hàng.
Lượng truy cập vào website của Sàn giao dịch nợ đã đạt gần 13.000 lượt, hiện tra cứu SEO web (từ khoá tìm kiếm thông tin trên website) về website của Sàn giao dịch nợ trên Google search luôn thuộc top đầu về tìm kiếm.
Bên cạnh đó, sau thời gian giãn cách xã hội, Sàn giao dịch nợ đã tăng cường triển khai gặp gỡ, làm việc trực tiếp Tổ chức tín dụng để trao đổi, tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để từ đó cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn.
Ngoài các khách hàng, nhà đầu tư trong nước, hiện đã có rất nhiều khách hàng, đối tác nước ngoài đã quan tâm, tìm hiểu, liên hệ và gửi thư mời hợp tác với VAMC và Sàn giao dịch nợ để chia sẻ kinh nghiệm, định hướng hợp tác, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường mua bán nợ tại Việt Nam thông qua Sàn giao dịch nợ.
Ngày 12/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 54/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 theo đó nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các Tổ chức tín dụng duy trì ở mức dưới 3%, từng bước phát triển thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp, bền vững, trong đó thiết lập, vận hành có hiệu quả Sàn giao dịch nợ nhằm thúc đẩy thị trường mua bán nợ xấu, trong đó VAMC là trung tâm của thị trường.
Trong thời gian tới, với dự báo tình hình dịch bệnh Covid - 19 được xác định trong trạng thái bình thường mới, các hoạt động sản xuất sẽ trở về bình thường, Sàn giao dịch nợ sẽ tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm cơ hội. Ngoài các Tổ chức tín dụng Sàn giao dịch nợ sẽ tiếp cận, mở rộng đối tượng, hướng đến tìm kiếm các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài quan tâm để ký hợp đồng sử dụng các dịch vụ của Sàn.
Bên cạnh đó, Sàn giao dịch nợ sẽ tập trung nâng cấp, hoàn thiện website, phần mềm quản lý của Sàn giao dịch nợ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Tập trung xây dựng kho dữ liệu khoản nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ, đây sẽ là cơ sở để khách hàng có nhu cầu tìm kiếm mua, bán khoản nợ, tài sản bảo đảm cũng như để phục vụ công tác phân tích, cung cấp thông tin về khoản nợ, tài sản bảo đảm của Sàn giao dịch nợ.
Tích cực tìm kiếm, xây dựng, phân loại danh mục đối với từng loại khoản nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ (bất động sản, nhà xưởng, phương tiện máy móc, ô tô...) được nhiều khách hàng quan tâm để thực hiện các hợp đồng tư vấn, môi giới.

-
Techcombank định hình hệ sinh thái dựa trên công nghệ, dữ liệu
-
ĐHĐCĐ VietABank: Tăng vốn lên 11.582 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng, niêm yết lên sàn HOSE
-
ĐHĐCĐ MB: Mua 100 triệu cổ phiếu quỹ, chia cổ tức khủng, tự tin về giá cổ phiếu
-
Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds
-
VietBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 55%, tăng vốn lên gần 11.000 tỷ đồng và niêm yết -
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp An lộc tích lũy thịnh vượng -
Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí -
Đối diện “cơn bão kép”, PNJ đặt mục tiêu lãi sau thuế 1.960 tỷ đồng -
Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng -
Vay tiêu dùng- cách người dân và tổ chức tài chính cùng góp phần phục hồi kinh tế -
ĐHĐCĐ KienlongBank: Thông qua phương án niêm yết cổ phiếu vào quý IV/2025
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô