-
Động thái mới tại Dự án BOT Cảng hàng không Phan Thiết -
Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông -
TP.HCM chốt 11 vị trí dọc các tuyến metro để phát triển mô hình TOD -
Quảng Ngãi xây dựng tiêu chí đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất -
Lợi thế hạ tầng giao thông - động lực mới trên “chuyến tàu” logistics tại miền Trung -
Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 hơn 92.420 tỷ đồng
. |
Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 2/2021 đã giảm tới 21,1% so với tháng trước và giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
Sự sụt giảm mạnh này được Tổng cục Thống kê lý giải là do trùng dịp Tết Nguyên đán nên số ngày làm việc của tháng Hai năm nay ít hơn 8 ngày so với tháng Hai năm ngoái, và cũng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tại một số địa phương.
Tuy nhiên, nhờ sản xuất công nghiệp tháng 1/2021 tăng khá so với tháng 1/2020 (tăng 22,5%), nên tính chung hai tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp vẫn tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là mức tăng khá trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Hai tháng đầu năm ngoái, chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp tăng 6,2%. Như vậy, so với cùng kỳ, có thể thấy, sản xuất công nghiệp vẫn đang trong xu hướng tích cực.
Trong số các ngành công nghiệp, thì hai tháng qua, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,4% (cùng kỳ năm trước tăng 7,1%), đóng góp 8 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,3% (cùng kỳ năm trước tăng 7%), đóng góp 0,7 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,8% (cùng kỳ năm trước tăng 4,6%), đóng góp 0,4 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 11% (cùng kỳ năm trước giảm 2,7%), làm giảm 1,7 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Như vậy, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đang tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt sự tăng trưởng chung của toàn ngành. Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đang tiếp tục xu hướng hồi phục và điều này sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Tuy vậy, mức tăng trưởng 7,4% này vẫn thấp hơn nhiều so mức tăng 13,7% của cùng kỳ năm 2018 và 9,2% của cùng kỳ năm 2017. Điều này cho thấy, Covid-19 vẫn đang ảnh hưởng tới sản xuất công nghiệp, tới “sức khỏe” của các doanh nghiệp.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành trọng điểm có chỉ số sản xuất 2 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Chẳng hạn, sản xuất kim loại - tăng 30,3%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học - tăng 21,2%; sản xuất thiết bị điện - tăng 17,5%…
Tuy nhiên, một số ngành lại có chỉ số giảm. Chẳng hạn, sản xuất mô tô, xe máy - giảm 1,7%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế - giảm 5%; khai thác than cứng và than non - giảm 8,6%; hoạt động dịch vụ hỗ trợ và khai thác mỏ quặng - giảm 13,5%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên - giảm 15,6%.
-
Quảng Ngãi xây dựng tiêu chí đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất -
Lợi thế hạ tầng giao thông - động lực mới trên “chuyến tàu” logistics tại miền Trung -
Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 hơn 92.420 tỷ đồng -
Đà Nẵng mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cao tốc Hoà Liên - Tuý Loan -
Thúc đẩy các công trình hạ tầng quy mô lớn, hình thành trung tâm logistics xứng tầm -
Xây dựng Khu thương mại tự do: Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà Nẵng -
Đưa ngành logistics phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024