
-
Chủ tịch UBND TP.HCM: Rất nhiều người đặt câu hỏi “điều gì đang xảy ra tại TP.HCM?”
-
Ba nguyên nhân khiến kinh tế TP.HCM xấu hơn dự báo
-
Bí thư Nguyễn Văn Nên: Kinh tế TP.HCM giảm sâu hơn dự báo
-
Bộ Nông nghiệp phủ nhận thông tin người trồng lúa lãi 100%
-
Ninh Bình có tân Bí thư Tỉnh ủy -
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Khu Di tích lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu
Một thông tin đáng chú ý vừa được Tổng cục Thống kê công bố, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 1/2023 ước giảm 14,6% so với tháng trước và giảm 8% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là mức giảm khá mạnh và nguyên nhân chủ yếu đến từ việc Tết Nguyên đán Quý Mão diễn ra trong tháng Một năm 2023 nên số ngày làm việc ít hơn 8-10 ngày so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Năn ngoái, Tết Nguyên đán Nhâm Dần diễn ra vào tháng 02/2022.
Tuy nhiên, còn một nguyên nhân khác cũng đã được chỉ ra, đó là số lượng đơn đặt hàng và quy mô đơn hàng giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp tháng Một năm 2023.
![]() |
Sản xuất công nghiệp đã bắt đầu chậm lại từ quý IV năm 2022. |
Trên thực tế, xu hướng sụt giảm đơn hàng đã xuất hiện từ quý IV/2022, do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới, nhiều đối tác kinh tế lớn của Việt Nam lâm vào cảnh khó khăn, tiêu dùng giảm. Sản xuất công nghiệp cũng đã chậm lại từ quý IV năm ngoái.
Đơn hàng giảm thì sản xuất cũng giảm là điều dễ hiểu. Trong đó, chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo tháng 1/2023 giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 7 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành khai khoáng giảm 4,9%, làm giảm 0,8 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 3,4%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm; riêng ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Đáng chú ý, theo Tổng cục Thống kê, Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2023 so với cùng kỳ năm trước giảm ở 30 địa phương và tăng ở 33 địa phương trên phạm vi cả nước.
Trong đó, Vĩnh Long giảm 22,8%; Vĩnh Phúc giảm 28,7%; TP.HCM giảm 21,4%; Đồng Nai giảm 15,7%; Bình Dương giảm 17,4%; Hà Nội giảm 23,2%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 13,8%; Hải Dương giảm 20,2%; Quảng Bình giảm 26,5%...
Đây đều là các địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn. Khi IIP của các địa phương này giảm mạnh đã ảnh hưởng đến chỉ số sản xuất công nghiệp nói chung của toàn nền kinh tế.
Nếu xét riêng về ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, Tổng cục Thống kê cho biết, nhiều địa phương có mức giảm mạnh, phần lớn do doanh nghiệp chưa có đơn hàng. Chẳng hạn, Quảng Nam giảm 47%; Hà Giang giảm 32%; Sóc Trăng giảm 31%; Vĩnh Long giảm 25,5%; Vĩnh Phúc giảm 19,6%; Tây Ninh giảm 16,7%; TP.HCM giảm 15,6%; Đồng Nai giảm 14,4%...
Ngược lại, cũng có một số địa phương có chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 01/2023 tăng so với cùng kỳ năm trước. Chẳng hạn, Tuyên Quang tăng 34,5%; Hậu Giang tăng 10,5%; Phú Yên tăng 8,9%; Kon Tum tăng 7,8%; Nghệ An tăng 7%...
Tuy nhiên, mức tăng của các địa phương này không đủ bù đắp cho mức giảm của các địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn. Do vậy tính chung, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 1/2023 vẫn giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước.
Do ảnh hưởng của dịp lễ Tết kéo dài, năm trùng tháng Một, năm trùng tháng Hai, nên các so sánh so với cùng kỳ không phản ánh hết được xu hướng chung trên thực tế. Tuy vậy, mức giảm mạnh lần này không hoàn toàn do ảnh hưởng của dịp Tết, mà còn do tác động của việc giảm đơn hàng. Đây là một rủi ro lớn của nền kinh tế trong năm 2023, chí ít là những tháng đầu năm. Tổng cục Thống kê cho biết, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tháng 01/2023 giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khí hóa lỏng LPG giảm 33,3%; xe máy giảm 32,1%; ô tô giảm 31,7%; thép thanh, thép góc giảm 26,2%; đường kính giảm 25,7%; thép cán giảm 25,6%; ti vi giảm 24%; quần áo mặc thường giảm 23,4%; sơn hóa học giảm 14,6%; vải dệt từ sợi tự nhiên giảm 13,6%; xi măng giảm 13,3%; thủy hải sản chế biến và sữa tươi cùng giảm 9,4%...
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/01/2023 giảm 0,9% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 0,2% so với cùng thời điểm năm trước.
-
Biển người dự Lễ kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khánh Hòa phải phát triển đột phá trong những năm tới
-
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Nhà hát Đó
-
Chủ tịch UBND TP.HCM: Rất nhiều người đặt câu hỏi “điều gì đang xảy ra tại TP.HCM?”
-
Ba nguyên nhân khiến kinh tế TP.HCM xấu hơn dự báo -
Bí thư Nguyễn Văn Nên: Kinh tế TP.HCM giảm sâu hơn dự báo -
Phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai: Mục tiêu trở thành trung tâm giao thương kinh tế -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng “thúc” tiến độ giải ngân vốn đầu tư công -
Bộ Nông nghiệp phủ nhận thông tin người trồng lúa lãi 100% -
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Khu Di tích lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu -
Ninh Bình có tân Bí thư Tỉnh ủy
-
1 GDP tăng thấp kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước mạnh tay hạ tiếp 0,3-0,5% loạt lãi suất điều hành
-
2 Bình Định khởi công tuyến đường ven biển mới, tổng vốn 1.490 tỷ đồng
-
3 Doanh nghiệp lại kêu cứu - Bài 1: Khó hoạt động bởi quy định phòng cháy chữa cháy
-
4 Đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam: Đề xuất kịch bản tối ưu
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/4
-
Tự động hóa - Xu hướng tất yếu trong các nhà máy sản xuất hiện đại
-
Marriott International tiếp cận cột mốc 1.000 khách sạn tại châu Á - Thái Bình Dương
-
VietinBank SME SIMPLE+: Giải pháp đột phá dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
-
Công bố Top 10 Công ty Xây dựng năm 2023
-
Vietnam Airlines thông báo lựa chọn Bên cho thuê 8 tàu bay A320NEO
-
Hội thảo khảo sát môi trường đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp điện tử Trung Quốc