-
Chính thức hợp nhất 2 công ty vận tải đường sắt, xóa cảnh cạnh tranh nội bộ -
Hoạt động kinh doanh bất động sản của Hodeco (HDC) vẫn giảm mạnh -
ABeam Consulting dẫn đầu cuộc cách mạng chuỗi cung ứng -
Lãi ròng 28 tỷ quý III, Nafoods hoàn thành 71% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng -
Doanh thu tháng 10/2024 của TKV đạt 13.430 tỷ đồng -
Tập đoàn Ngân Tín hợp tác với các quỹ đầu tư Hoa Kỳ, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh quốc tế
Ngành sản xuất của Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau bão Yagi. |
Theo S&P Global, chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) sản xuất Việt Nam đã tăng mạnh lên 51,2 điểm trong tháng 10, vượt lên ngưỡng 50 điểm sau khi chịu tình trạng gián đoạn do cơn bão Yagi gây ra trong tháng 9/2024. Các điều kiện kinh doanh đến nay đã mạnh lên suốt 6/7 tháng qua.
Tháng 9 vừa qua, cơn bão Yagi đã ảnh hưởng nặng nề lên ngành sản xuất của Việt Nam với mưa lớn và lũ lụt dẫn đến đóng cửa hoạt động kinh doanh tạm thời và sự chậm trễ ở các dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng. PMI ngành sản xuất Việt Nam giảm xuống từ 52,4 của tháng 8 xuống 47,3 điểm trong tháng 9.
Nhưng, sang tháng 10, ngành sản xuất Việt Nam đã bắt đầu phục hồi với sản lượng và đơn hàng mới tăng trở lại cả về sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới. Tuy nhiên, tốc độ tăng của từng chỉ số này là chậm hơn so với những tháng trước tháng 9 khi một số công ty tiếp tục gặp phải tình trạng gián đoạn sau bão.
Mặc dù đơn hàng xuất khẩu tăng nhẹ, nhu cầu quốc tế lại có dấu hiệu giảm. Các nhà sản xuất đã tận dụng hàng tồn kho để đáp ứng đơn hàng, dẫn đến việc giảm lượng hàng tồn kho thành phẩm. Dẫu vậy, thị trường lao động lại có dấu hiệu chững lại khi một số công ty tiến hành cắt giảm nhân sự.
Nhiều doanh nghiệp đã tăng cường sử dụng hàng tồn kho để đáp ứng sản xuất nhưng tốc độ giảm của hàng tồn kho đã chậm lại so với quý trước. Bên cạnh đó, do giá nguyên vật liệu, nhiên liệu và dịch vụ vận tải tăng cao, các doanh nghiệp đã phải điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm để bù đắp chi phí.
Dẫu vậy, thời gian giao hàng của nhà cung cấp đã bị kéo dài tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 10 khi tình trạng gián đoạn do bão tiếp tục ảnh hưởng đến khâu vận tải. Tuy nhiên, thời gian giao hàng bị kéo dài với mức độ nhẹ hơn so với tháng 9.
Hoạt động mua hàng đã tăng trở lại trong bối cảnh số lượng đơn đặt hàng mới tăng và sản lượng dự kiến cũng tăng trong những tháng tới.
Theo S&P Global, mặc dù doanh số tăng và kế hoạch mở rộng kinh doanh mang lại kỳ vọng tích cực về sản xuất trong năm tới, sự không chắc chắn về tình hình chính trị toàn cầu, đặc biệt là cuộc bầu cử Mỹ, đã khiến niềm tin kinh doanh giảm sút.
Ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence nhận định: “Dữ liệu tháng 10 cho thấy sự phục hồi nhờ vào số lượng đơn đặt hàng mới tăng và doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, một số công ty vẫn đang chịu ảnh hưởng của cơn bão, từ đó tốc độ tăng trưởng bị hạn chế".
Các doanh nghiệp đang kỳ vọng tăng trưởng khá hơn về công suất nhờ vào đơn hàng tăng mạnh vào dịp cuối năm.
-
Sản xuất của Việt Nam phục hồi trở lại trong tháng 10/2024 -
Minh định dòng vốn để rõ quyền của doanh nghiệp nhà nước -
Doanh thu tháng 10/2024 của TKV đạt 13.430 tỷ đồng -
Tập đoàn Ngân Tín hợp tác với các quỹ đầu tư Hoa Kỳ, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh quốc tế -
Lộ trình nộp dần 120 tỷ đồng tiền nợ thuế thu nhập cá nhân của Bamboo Airways -
Vietnam Airlines lý giải về khoản lợi nhuận hợp nhất 862 tỷ đồng trong quý III/2024 -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án khu công nghiệp gần 500 ha
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024
- Sabeco ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 nhờ tình hình kinh tế cải thiện và chi phí bán hàng giảm
- Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam và nỗ lực không ngừng trên chặng đường phát triển bền vững