Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Sáng kiến về Khuôn khổ Thuận lợi hóa Thương mại điện tử trong APEC
Thế Hải - 16/05/2017 13:58
 
Việt Nam đã đề xuất sáng kiến xây dựng Khuôn khổ Thuận lợi hóa Thương mại điện tử trong APEC và coi đây là một nội dung quan trọng của chương trình nghị sự APEC 2017.

Theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công thương), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được thành lập với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong quá trình hoạt động của Diễn đàn, các nhà lãnh đạo APEC đã nhận thấy vai trò quan trọng của thương mại điện tử (TMĐT) trong việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp vừa nhỏ và siêu nhỏ, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng.

Hội nghị các Bộ trưởng Phụ trách Thương mại APEC lần thứ 23 (gọi tắt là MRT 23) sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (NCC) từ ngày 20-21/5/2017.
Cho đến nay, công tác chuẩn bị của Bộ Công Thương đối với Hội nghị các Bộ trưởng Phụ trách Thương mại APEC lần thứ 23 (gọi tắt là MRT 23) đang được đẩy nhanh về mọi mặt.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành hữu quan và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội để đảm bảo an ninh, an toàn cho Hội nghị, trang hoàng đẹp đẽ các tuyến đường chính của thủ đô nơi các đoàn xe của APEC thường qua lại để tạo dấu ấn về một thủ đô Hà Nội xanh, sạch, đẹp và văn minh.
Ngoài công tác điều hành hội nghị, trong đó có việc đảm bảo chuẩn bị tốt các văn kiện quan trọng là dấu ấn của hội nghị, Bộ Công Thương cũng đặt mục tiêu thông qua Hội nghị MRT 23, Việt Nam có thể tăng cường quan hệ thương mại song phương với các thành viên APEC, thông qua các cuộc tiếp xúc song phương cấp Bộ trưởng, các cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa Lãnh đạo Bộ Công Thương với đại diện cộng đồng doanh nghiệp.


Trong năm 2016, doanh thu thương mại điện tử B2C (Doanh nghiệp với người tiêu dùng) toàn cầu đạt 1.900 tỷ USD, trong đó doanh thu thương mại điện tử B2C của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đạt 1.000 tỷ USD. Tỷ lệ doanh thu thương mại điện tử B2C trên tổng doanh thu bán lẻ của khu vực này đạt 12,1%, cao hơn tất cả các khu vực khác trên thế giới. 

Thương mại điện tử xuyên biên giới được coi là lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong thương mại thế giới.

Từ xuất phát điểm gần như bằng 0 ở thời điểm hai thập kỷ trước, đến cuối năm 2016, thương mại điện tử xuyên biên giới ước tính đạt 1.920 tỷ USD trên toàn cầu. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có khối lượng giao dịch lớn nhất thế giới, theo sau là khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ.

Doanh thu thương mại điện tử B2C xuyên biên giới của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2016 đạt 144 tỷ USD, chiếm khoảng 35,9% doanh thu thương mại điện tử xuyên biên giới B2C toàn cầu. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 467 tỷ USD và 47,9% vào năm 2020.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã đề xuất sáng kiến xây dựng Khuôn khổ Thuận lợi hóa Thương mại điện tử trong APEC và coi đây là một nội dung quan trọng của chương trình nghị sự APEC 2017.

Việt Nam đã đề xuất sáng kiến xây dựng Khuôn khổ Thuận lợi hóa Thương mại điện tử trong APEC và coi đây là một nội dung quan trọng của chương trình nghị sự APEC 2017
Việt Nam đã đề xuất sáng kiến xây dựng Khuôn khổ Thuận lợi hóa Thương mại điện tử trong APEC và coi đây là một nội dung quan trọng của chương trình nghị sự APEC 2017

Theo đó, khuôn khổ Thuận lợi hóa Thương mại điện tử trong APEC tập trung vào 5 trụ cột: (i)Hoàn thiện và hài hòa hóa khung pháp lý thương mại điện tử của các nền kinh tế trong APEC;  (ii) Tăng cường xây dựng năng lực để các nền kinh tế APEC có thể hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia vào thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực và trên toàn thế giới; (iii) Thúc đẩy hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân xuyên biên giới thông qua việc thực hiện các chương trình đang triển khai của APEC; (iv) Thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ trong khu vực; (v) Giải quyết những vấn đề mới trong thương mại điện tử xuyên biên giới.  

APEC 2017 được đánh giá là năm APEC có vai trò then chốt hướng tới kỷ niệm 20 năm gia nhập APEC của Việt Nam. Khuôn khổ Thuận lợi hóa Thương mại điện tử trong APEC là một trong những điểm nhấn của năm APEC 2017 và được kỳ vọng góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và đầu tư; trở thành nguồn động lực cho sự phát triển kinh tế khu vực./.

Chính thức bắt đầu đợt hội nghị lớn thứ hai của Năm APEC 2017
Sáng 9/5, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ hai (SOM 2) và các cuộc họp liên quan bước vào ngày làm việc...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư