
-
Bắc Ninh thành lập Quỹ đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
-
Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư
-
Quảng Ngãi kiến nghị điều chỉnh hướng tuyến, vị trí nhà ga đường sắt tốc độ cao
-
Tăng tốc hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Pakistan
-
Giao đầu mối nâng cấp 251 km quốc lộ Đồng bằng sông Cửu Long vốn 9.297,12 tỷ đồng -
Chiến lược tổng thể để đạt tăng trưởng hai con số
Ngày 29/8, UBND TP.HCM có văn bản khẩn gửi các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị khẩn trương phối hợp với Thành phố để hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư đường Vành đai 4, TP.HCM.
![]() |
Sơ đồ hướng tuyến đường Vành đai 4, TP.HCM đi qua các địa phương |
UBND TP.HCM cho biết, ngày 26/8/2024, tại buổi làm việc giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với lãnh đạo UBND các tỉnh, Thành phố liên quan về tình hình triển khai Dự án, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã đề nghị TP.HCM chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh có dự án đi qua hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho tổng thể toàn tuyến với chiều dài 207 km, để trình cấp có thẩm quyền thẩm định.
Sau đó, Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp vào tháng 10/2024.
Về chủ trương đầu tư dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị xác định các dự án thành phần đi qua tỉnh nào thì giao cho địa phương đó tổ chức thực hiện (tương tự như xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM).
Vì vậy, để kịp thời triển khai, đáp ứng tiến độ cấp bách, UBND Thành phố đề nghị các UBND các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu tập trung hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 để trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 10/9.
Theo báo cáo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của các địa phương, tổng chiều dài tuyến Vành đai 4 TP.HCM là 207 km. Trong đó, đoạn đi qua Bà Rịa - Vũng Tàu 18,2 km; Đồng Nai 45,5 km; Bình Dương 47,4 km; TP.HCM: 17,3 km; Long An: 78,3 km.
Dự án được đầu tư theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100km/h; mặt cắt ngang 6 - 8 làn xe cao tốc.
Sơ bộ tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) là 128.063 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng 76.772 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng là 51.291 tỷ đồng.
Phân chia mức đầu tư từng đoạn qua các địa phương thì Bà Rịa-Vũng Tàu 7.972 tỷ đồng; Đồng Nai 19.151 tỷ đồng; Bình Dương 19.827 tỷ đồng; TP.HCM 14.089 tỷ đồng; cao nhất là đoạn qua Long An 67.024 tỷ đồng.

-
Giao đầu mối nâng cấp 251 km quốc lộ Đồng bằng sông Cửu Long vốn 9.297,12 tỷ đồng -
Chiến lược tổng thể để đạt tăng trưởng hai con số -
TP.HCM thúc tiến độ đường Vành đai 3 để hoàn thành một số đoạn vào cuối năm 2025 -
Bộ Tài chính được giao chủ trì nghiên cứu cơ chế phát triển Đặc khu Phú Quốc -
Hà Nội thông qua danh mục 150 khu đất triển khai dự án theo Nghị quyết 171/2024/QH15 -
Lào Cai đồng lòng vượt khó, đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500 kV -
Chủ tịch Đà Nẵng hối thúc tiến độ dự án đường vành đai, tổng vốn 498 tỷ đồng
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông