
-
Thủ tướng: Giải phóng toàn bộ sức sản xuất của nền kinh tế thông qua phát triển kinh tế tư nhân
-
Muốn tăng trưởng đột biến, TP.HCM phải tăng tổng cầu và dồn lực đầu tư
-
Nhà vua và Hoàng hậu Vương quốc Bỉ thăm và làm việc tại TP. Hải Phòng
-
Ban Bí thư chuẩn y ông Vũ Quyết Tiến giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
-
Tăng trưởng quý I/2025 của TP.HCM cao nhất trong 5 năm -
Sắp tăng giá dịch vụ sử dụng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thêm 5%
Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 20 năm thành lập TP. Cần Thơ trực thuộc Trung ương vừa phát hành thông cáo báo chí về thành tựu nổi bật 20 năm TP. Cần Thơ trực thuộc Trung ương (1/1/2004 - 1/1/2024).
Theo đó, trong chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, TP. Cần Thơ tạo được những dấu ấn, vị thế, tiềm lực kinh tế của thành phố chuyển biến đáng kể trên nhiều lĩnh vực, có tính chất đầu mối về thương mại, du lịch, khoa học công nghệ, y tế, đào tạo, giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế…, từng bước khẳng định vai trò trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
![]() |
Thành phố Cần Thơ nhìn từ sông Hậu. Ảnh: Anh Khoa |
Tăng trưởng kinh tế của thành phố duy trì tốc độ tăng mức khá, tổng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 2004 - 2010 (GDP - giá so sánh 1994) tăng bình quân 15,18%/năm; tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP giai đoạn 2011 - ước năm 2023 tăng bình quân 5,64%. Quy mô nền kinh tế tiếp tục được mở rộng, hàng năm đóng góp khoảng 1,2% GDP cả nước và khoảng 9,5% GRDP của vùng ĐBSCL.
Đến năm 2023, ước giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (giá hiện hành) đạt 119.271 tỷ đồng, gấp 10,2 lần so năm 2004 và gấp 3,8 lần so năm 2010.
Tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP/người) ước năm 2023 đạt 94,74 triệu đồng, gấp 9,2 lần so năm 2004.
Kết quả phát triển các ngành, lĩnh vực có nhiều tiến bộ. Thương mại - dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng, giữ vai trò chủ lực trong cơ cấu GRDP, từng bước tạo lập vai trò trung tâm của vùng ĐBSCL.
Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ở Cần Thơ luôn đứng đầu khu vực ĐBSCL và đứng thứ 3 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương (sau TP.HCM và Hà Nội), tăng từ mức 8.344 tỷ đồng năm 2004 lên 107.767 tỷ đồng năm 2019, gấp 12,9 lần so năm 2004, tăng bình quân 19%/năm. Ước năm 2023 đạt 125.710 tỷ đồng.
Đến nay, thành phố xuất khẩu hàng hàng trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ngoại tệ năm 2004 đạt 317,7 triệu USD tăng lên 1.375,6 triệu USD năm 2015, và ước đạt 2.211 triệu USD năm 2023; tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2004- 2023 tăng bình quân 11,5%.
Kim ngạch nhập khẩu đạt 265,4 triệu USD vào năm 2004 và ước năm 2023 đạt 537 triệu USD.
Về hoạt động du lịch, cơ sở hạ tầng và sản phẩm du lịch không ngừng được đầu tư xây dựng, nâng cấp và ngày càng phát triển hoàn thiện, đồng bộ với thế mạnh sản phẩm du lịch đặc thù là sinh thái sông nước đô thị, du lịch gắn với các di tích lịch sử, văn hóa và du lịch MICE…
Giai đoạn 2004 - 2023, thành phố đón hơn 71 triệu lượt khách tham quan, du lịch tăng 14%/năm; khách lưu trú hơn 28 triệu lượt, tăng bình quân 16,7%/năm; tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 34 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân 25,5%/năm.
Trong 20 năm qua, tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ có nhiều chuyển biến tích cực. Trong giai đoạn 2004 - 2023, ước thành phố cấp mới đăng ký doanh nghiệp cho 22.445 doanh nghiệp các loại hình với tổng vốn đăng ký 153.012 tỷ đồng.
Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thành phố cấp mới 125 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 2.706 triệu USD.
Tuy đạt được những thành tựu nêu trên, nhưng sự phát triển của TP. Cần Thơ chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Tính hạt nhân, trung tâm và động lực phát triển của thành phố đối với phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL là chưa rõ nét, đóng góp giá trị vào GRDP của Vùng chưa cao.
Năng lực sản xuất một số ngành, sản phẩm quan trọng tăng chậm, các ngành có hàm lượng công nghệ cao có tỷ trọng nhỏ, năng lực cạnh tranh chưa cao. Dịch vụ logistics tuy có nhiều tiềm năng nhưng phát triển còn yếu, quy mô nhỏ, thiếu đồng bộ.
Bên cạnh đó, môi trường đầu tư, kinh doanh, hợp tác liên kết vùng chưa thật sự hiệu quả; việc triển khai thực hiện về một số chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, khuyến khích xã hội hóa đầu tư chưa đạt kết quả như kỳ vọng, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài chưa khởi sắc.
Ngoài ra, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng đô thị, các khu vui chơi giải trí, hạ tầng tại các khu vực dự kiến mở rộng đô thị thiếu và chưa đồng bộ; hạ tầng giao thông thiếu kết nối, chất lượng chưa cao, một số hạ tầng giao thông quan trọng chưa được sử dụng hết công suất như: Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, Cảng Cái Cui…

-
Thủ tướng: Giải phóng toàn bộ sức sản xuất của nền kinh tế thông qua phát triển kinh tế tư nhân
-
Muốn tăng trưởng đột biến, TP.HCM phải tăng tổng cầu và dồn lực đầu tư
-
Sự tham gia, đóng góp nổi bật của Quốc hội Việt Nam trong IPU
-
Nhà vua và Hoàng hậu Vương quốc Bỉ thăm và làm việc tại TP. Hải Phòng
-
Ban Bí thư chuẩn y ông Vũ Quyết Tiến giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh -
Tăng trưởng quý I/2025 của TP.HCM cao nhất trong 5 năm -
Sắp tăng giá dịch vụ sử dụng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thêm 5% -
Thông tin cơ bản về Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) -
Đề nghị thưởng vượt dự toán thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho các địa phương -
Các khoản thu ngân sách từ sản xuất, kinh doanh tăng trưởng tích cực -
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Armenia
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower