Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 22 tháng 01 năm 2025,
Sau 3 năm, lần đầu tiên huy động vốn tại TP.HCM tăng cao hơn tín dụng
Thùy Vinh - 31/08/2019 09:40
 
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết, ước 8 tháng đầu năm nay tăng trưởng huy động vốn tại TP.HCM tăng 8,6% so với đầu năm nay. Còn tăng trưởng dư nợ tín dụng tăng 8,3% trong 8 tháng đầu năm 2019.

Cũng theo ông Minh, xét về cơ cấu vốn, vốn huy động các kỳ hạn ngắn chiếm 73%, trung và dài hạn chiếm 27%. Dù tỷ lệ vốn trung dài hạn không quá lớn nhưng đã được cải thiện đáng kể khi đầu năm mới có 21%.

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, thanh khoản của hệ thống hiện đang rất dồi dào, mặt bằng lãi suất tương đối ổn định. Các ngân hàng đã rất chủ động đưa ra thị trường nhiều sản phẩm nhằm hút dòng tiền gửi vào các kỳ hạn dài hơi hơn, cải thiện đáng kể tình trạng mất cân đối huy động trước đây.

Sở dĩ các ngân hàng đang phải chạy đua huy động vốn dài ngày là nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối tiền gửi có kỳ hạn và đáp ứng các quy định của Thông tư 41/2016/TT-NHNN và giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn theo lộ trình giảm dần trong thời gian tới.

Thời điểm áp dụng Basel 2 (phương pháp tiêu chuẩn) cho các ngân hàng Việt Nam đã chính thức được xác định từ năm 2020 theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN.

Trước mắt có 10 ngân hàng thí điểm gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, MaritimeBank, Sacombank và VIB) có thể sẽ hoàn tất sớm hơn. Hiện tại, Vietcombank, VIB và OCB đã được NHNN chấp thuận việc áp dụng từ năm 2019.

Các ngân hàng còn lại trong chương trình thí điểm Basel 2 kỳ vọng sẽ nộp đơn đăng ký áp dụng sớm trong năm 2019.Lãi suất lên đến 10,2%, cao hơn so với các khoản tiền gửi tiết kiệm thông thường cùng kỳ hạn.

Vì thế, áp lực tăng vốn và cạnh tranh huy dộng vốn trung dài hạn khiến cuộc đua ngày càng quyết liệt. Lộ trình giảm vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn đang được NHNN đưa ra Dự thảo lấy ý kiến sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN.

NHNN đề xuất 2 phương án giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn xuống còn 30%. Theo phương án 1, tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn sẽ là 40% từ ngày thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2020. Còn từ 1/7/2020 đến hết ngày 30/6/2021, tỷ lệ này sẽ được giảm về còn 35% và sẽ giảm tiếp về còn 30% từ 1/7/2021.

Trong khi theo phương án 2, lộ trình điều chỉnh chậm hơn. Cụ thể, từ ngày thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2020 tỷ lệ tối đa là 40%; từ 1/7/2020 đến hết ngày 30/6/2021, tỷ lệ tối đa giảm còn 37%; từ 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022 tối đa 34% và từ 1/7/2022 sẽ được giảm về tối đa 30%.

Mất khả năng chi trả, CAR dưới 4%, tổ chức tín dụng sẽ bị kiểm soát đặc biệt
NHNN vừa ban hành Thông tư 11/2019/TT-NHNN về kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng. Theo đó, tổ chức tín dụng không duy trì được...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư