-
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc
Một chiến lược kinh doanh đột phá trên nền tảng tài chính vững chắc, một thái độ nghiêm túc trong việc thu hút và tận dụng nguồn lực của các nhà đầu tư chiến lược đã góp phần khẳng định vị thế vượt trội của Vietcombank.
Tài sản quý của “Thương vụ thập kỷ”
Để thực hiện một thương vụ đầu tư chiến lược trong lĩnh vực ngân hàng, cần rất nhiều thời gian, đầu tiên là lựa chọn đối tác chiến lược phù hợp, tiếp đến là các khâu đàm phán định giá, phương thức bán vốn cũng như hậu quá trình bán vốn. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, quá trình này với nhiều ngân hàng có thể mất tới 3 - 4 năm mới thành công.
Với Vietcombank, câu chuyện đơn giản hơn khá nhiều, bởi đơn giản, vị thế đầu ngành ngân hàng cho phép ngân hàng này có nhiều lựa chọn. Cách đây gần 8 năm, Vietcombank chính là ngân hàng đầu tiên trong nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước sở hữu chi phối, có được đối tác chiến lược nước ngoài là Tập đoàn tài chính Mizuho (Nhật Bản).
Giao dịch này đã được hoàn thành vào đầu tháng 1/2012 giúp ngân hàng Mizuho nắm giữ 15% cổ phần (tương đương 567,3 triệu USD) với mức vốn kỷ lục vào thời điểm đó 567,3 triệu USD. Đây cũng là “thương vụ thập kỷ” được Diễn đàn M&A Việt Nam 2018 vinh danh vì tính tiêu biểu trong việc thực hiện mục tiêu bán vốn chiến lược.
Bán vốn chiến lược không chỉ là phát hành thêm cổ phần cho đối tác nước ngoài để mang về một lượng vốn mới phục vụ kinh doanh, thương vụ M&A của Vietcombank với Mizuho còn đạt được nhiều kết quả hơn thế.
Sau khi trở thành đối tác chiến lược, Mizuho đã tham gia vào hoạt động của Vietcombank với việc được bổ nhiệm một vị trí thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành. Ngoài ra, Mizuho đã cử các chuyên gia vào vị trí quản lý của các khối nghiệp vụ trọng yếu của ngân hàng bao gồm: Ngân hàng bán lẻ, Khách hàng FDI, Quản trị rủi ro, Kế toán.
Các chuyên gia này là cầu nối để chia sẻ, tư vấn, trao đổi kinh nghiệm của một ngân hàng quốc tế, hiện đại như Mizuho với Vietcombank. Vietcombank cũng có cơ hội quý báu để cử một số cán bộ biệt phái sang làm việc tại Mizuho để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực: quản lý rủi ro thị trường, khách hàng doanh nghiệp, quản lý rủi ro hoạt động, kiểm toán nội bộ, chứng khoán…
Nhằm nâng cao nghiệp vụ của Vietcombank, hướng ngân hàng tới những chuẩn mực quốc tế về quản trị và hoạt động, Vietcombank và Mizuho đã tổ chức khoảng 400 phiên hỗ trợ kỹ thuật, các khóa đào tạo tại Việt Nam, các khóa thực tập tại các chi nhánh cũng như Trụ sở chính của Mizuho cho cán bộ Vietcombank và xúc tiến cử các bộ Vietcombank tham gia vào các khóa đào tạo nội bộ của Mizuho.
Các nội dung hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến những mảng nghiệp vụ trọng yếu của ngân hàng như: quản trị doanh nghiệp; đào tạo và quản lý nhân sự; quản lý rủi ro; kiểm tra giám sát; kinh doanh vốn; sản phẩm bán lẻ và bán buôn; quản lý quan hệ khách hàng; kế hoạch kinh doanh… Mặc dù có sự khác biệt về môi trường hoạt động cũng như trình độ phát triển từng ngân hàng, nhưng các kinh nghiệm của Mizuho là bài học hữu ích cho Vietcombank trong quá trình cải tiến, tự nâng cao năng lực quản lý.
Theo yêu cầu cụ thể được đề xuất từ Vietcombank, các phiên hỗ trợ kỹ thuật luôn đi vào chiều sâu (dự thảo quy trình nghiệp vụ, đề xuất hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tư vấn chương trình hành động…). Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cũng đã theo sát các nội dung ưu tiên theo chỉ đạo của Ban Lãnh đạo Vietcombank (ALM, quản lý rủi ro, Basel II, KPI, SLA, phòng chống rửa tiền…)
Hoạt động hợp tác kinh doanh được thực hiện với Mizuho trên cơ sở đối tác ưu tiên, đôi bên cùng có lợi. Các lĩnh vực hợp tác bao gồm: khách hàng doanh nghiệp, tài trợ dự án, tài trợ thương mại, quản lý tiền mặt, ngân hàng đại lý. Trên cơ sở đó, một số thỏa thuận hợp tác kinh doanh đã được ký kết và mang lại hiệu quả kinh doanh tốt cho Vietcombank.
Mizuho cũng đóng góp tích cực trong việc giới thiệu khách hàng mới nhằm mở rộng mạng lưới khách hàng FDI cho Vietcombank. Việc hợp tác kinh doanh với Mizuho đối với nhóm khách hàng FDI cũng như cùng hợp tác với Mizuho cung cấp dịch vụ cho các khách hàng lớn, có yêu cầu chuyên môn cao và toàn diện đã giúp nâng cao năng lực về sản phẩm cũng như tiêu chuẩn phục vụ của Vietcombank đối với nhóm khách hàng FDI nói riêng và các khách hàng của Vietcombank nói chung.
Tạo lập niềm tin
Nếu thương vụ bán vốn năm 2012, cho Mizuho được coi là “Thương vụ thập kỷ”, thì thương vụ bán vốn cho đối tác ngoại lần thứ hai được hoàn tất đầu năm 2019 này lại là một bước tiến mới trong hoạt động M&A tại Vietcombank.
Cụ thể, ngày 4/1/2019, phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ của Vietcombank đã hoàn thành với sự tham gia của 2 nhà đầu tư là GIC Private Limited (2,55%) và Mizuho Bank, Ltd. (0,3825%, để duy trì tỷ lệ sở hữu sau phát hành 15%). Giao dịch này là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm, tinh thần triển khai quyết liệt của Ban lãnh đạo Vietcombank, tinh thần phối hợp hiệu quả của đội ngũ đơn vị/cá nhân tham gia hỗ trợ tăng vốn của Vietcombank.
Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank cho biết: “Giao dịch này không những là một cột mốc quan trọng cho sự hợp tác mới giữa GIC và Vietcombank, mà còn thể hiện cam kết lâu dài, hỗ trợ không ngừng của đối tác Mizuho. Đợt phát hành riêng lẻ thành công tạo tiền đề để Vietcombank tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ theo những mục tiêu mà chúng tôi đã đề ra”.
Cụ thể, thông qua việc phát hành, Vietcombank đã thực hiện tăng vốn cấp 1 thành công thêm khoảng 6.200 tỷ đồng, mang lại nguồn thặng dư vốn cổ phần lên tới hơn 5.000 tỷ đồng. Hệ số an toàn vốn của Vietcombank theo Basel II nhờ đó được củng cố đáng kể, đảm bảo nhu cầu phát triển của Vietcombank trong thời gian tới, đưa Vietcombank trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu về quy mô vốn chủ sở hữu, tạo nền tảng vốn vững chắc cho việc đáp ứng yêu cầu về an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II để phát triển bền vững trong tương lai, hướng đến mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á, một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.
Ngoài ra, trong bối cảnh việc tăng vốn điều lệ của các tổ chức vô cùng cấp thiết và các ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ sở hữu nhà nước trên 50% vốn điều lệ còn lại chưa thể tăng vốn vì nhiều lý do khác nhau, việc Vietcombank tăng vốn thành công thông qua phát hành cho GIC - quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore và Mizuho đã khẳng định uy tín, vị thế và tiềm năng phát triển của Vietcombank, cho thấy niềm tin ngày càng gia tăng của nhà đầu tư nước ngoài đối với hoạt động của Vietcombank nói riêng và hệ thống ngân hàng tại thị trường Việt Nam nói chung.
Đánh giá về thương vụ này, ông Helman Sitohang, Tổng giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Credit Suisse cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi một lần nữa được làm việc với Vietcombank để mang đến nguồn vốn mới và cổ đông mới có tiềm lực như GIC, với tiền đề là đã hỗ trợ Vietcombank thành công trong đợt bán cổ phần cho đối tác chiến lược Mizuho. Giao dịch này tiếp tục thể hiện sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế đối với Việt Nam".
Nếu như nhiều nhà đầu tư chiến lược nước ngoài “đến” với các ngân hàng Việt rồi “đi” vì không đạt được mục đích đầu tư ban đầu, thì câu chuyện tại Vietcombank hoàn toàn khác. Sự đánh giá cao của các nhà đầu tư nước ngoài là một sự khẳng định chuẩn mực về vị thế Vietcombank, đặc biệt trong xu hướng hội nhập quốc tế, khi Vietcombank sải những bước chân vững chắc hơn ra thế giới.
Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2019 của Vietcombank, lợi nhuận trước thuế ngân hàng mẹ đạt 11.045 tỷ đồng, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm 2018. Lợi nhuận hợp nhất đạt 11.280 tỷ đồng, tăng 40,7% so với cùng kỳ, thực hiện 55% kế hoạch năm 2019. Đây là kỷ lục mới ngành ngân hàng kỳ hoạt động 6 tháng đầu năm từ trước tới nay.
Tỷ lệ nợ xấu đến ngày 30/6 dưới 1%, tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức 0,53%. Theo đại diện Ngân hàng, tỷ lệ dự phòng trên tổng nợ xấu của Vietcombank hiện đã ở mức xấp xỉ 180%.
-
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng -
Phó thống đốc Đào Minh Tú: Thực hành ESG là vấn đề nóng và cấp bách -
Hơn 22% dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025