
-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp
-
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo
-
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia
Mới đây các nhà mạng Viettel, VinaPhone và MobiFone đã cùng kiến nghị lên Bộ TT&TT nhằm điều chỉnh cước gọi điện quốc tế chiều về từ 6,1 cent lên 8,1 cent mỗi phút. Mức giá mới được xin áp dụng kể từ ngày 1/2/2014, đồng thời muốn giữ nguyên mức cước này trong vòng 5 năm tới.
Nguyên nhân được các nhà mạng đưa ra là mức cước quốc tế chiều về hiện vẫn thấp so với mặt bằng chung của khu vực và quốc tế. Với mức giá mới 8,1 cent mỗi phút sẽ đảm bảo được lợi nhuận của nhà mạng cũng như thu về ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước.
![]() |
Nhà mạng đề xuất tăng cước gọi di động và quốc tế chiều về thêm từ 6,1 cent lên 8,1 cent mỗi phút |
Các nhà mạng cho biết, doanh thu từ dịch vụ gọi điện này trong năm 2013 đã tăng thêm 75 triệu USD so với 2012 tuy nhiên lưu lượng lại giảm tới 20%. Nguyên nhân bị ảnh hưởng được chỉ ra là do các dịch vụ gọi điện quốc tế lậu và sự vươn lên mạnh mẽ của các dịch vụ OTT trong thời gian gần đây.
Được biết, điện thoại quốc tế chiều về là nguồn thu lớn của nhà mạng trong năm 2013. Đối với VNPT, đây hiện là một trong những dịch vụ đem lại lợi nhuận cao cũng như có mức độ tăng trưởng về doanh thu lớn nhất trong năm vừa qua. Còn với Viettel, nhà mạng này đã đạt 1,4 tỷ phút gọi cuốc tế, qua đó thu về 1.619 tỷ đồng.
Việc đề xuất tăng giá cước gọi quốc tế chiều về không phải là câu chuyện mới mà đã từng được các nhà mạng đề xuất với Bộ TT&TT nhiều lần trong năm vừa qua. Theo đó, trong năm 2013, mức giá này đã từng được tăng từ 4,1 cent lên 6,1 cent mỗi phút.
Nói về vấn đề này, Thứ trưởng Lê Nam Thắng từng cho biết, nếu tăng mức cước nhưng giảm lưu lượng sử dụng thì môi trường đầu tư và lợi ích của người dùng nói riêng sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch vụ này chính là cầu nối giao lưu của Việt Nam với nước ngoài. Các doanh nghiệp viễn thông cần phải xem xét đến vấn đề này chứ không đơn thuần là lợi ích kinh tế của mình.
Từ góc độ quản lý nhà nước, Thứ trưởng Lê Nam Thắng nói: "Bao năm nay chúng ta giảm giá cước điện thoại, từ trong nước đến chiều đi, chiều về để đưa Việt Nam thành một nước có giá cước bằng hoặc thấp hơn khu vực để thu hút đầu tư nước ngoài. Nếu chúng ta tiếp tục tăng giá cước phải tính đến bài toán cả lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của quốc gia".
Vào tháng 8/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu Bộ TT&TT tăng cường quản lý giá dịch vụ, đồng thời ban hành quy định, chỉ đạo các đơn vị kinh doanh điện thoại quốc tế chiều về với giá cước phù hợp giá thế giới nhằm tăng doanh thu, đảm bảo lợi ích của Việt Nam.
Nguyễn Lê (VTC News)

-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Đường ray pháp lý giúp thương mại điện tử tăng tốc
-
Quy định về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp -
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo -
Danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi -
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia -
MobiFone và VPBank hợp tác chiến lược, tích hợp toàn diện tài chính - viễn thông -
Ngành chế tạo Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi công nghệ xanh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower