-
Xử lý công sản dôi dư “hậu sắp xếp” tổ chức bộ máy -
Việt Nam trong ASEAN: Góc nhìn ngoại giao, văn hóa và môi trường -
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
S&P đánh giá Việt Nam là nước có thu nhập thấp, nhưng tăng trưởng nhanh và có nền kinh tế đa dạng. Tốc độ tăng GDP thực đạt trung bình 6,2% mỗi năm kể từ 2012. Những năm gần đây, các chính sách của Chính phủ Việt Nam đã giúp cải thiện ổn định kinh tế vĩ mô và tăng kiểm soát lạm phát.
Theo đánh giá, GDP bình quân đã tăng gấp rưỡi trong 6 năm (từ 1.754 USD năm 2012 lên 2.572 USD năm 2018). Tốc độ tăng GDP bình quân thực của Việt Nam được dự báo đạt 5,7% mỗi năm cho đến năm 2022, cao hơn các nước có cùng mức thu nhập. Tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và nhu cầu nội địa cao sẽ giúp Việt Nam duy trì xu hướng này.
Việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cuối năm 2018 cho thấy Chính phủ sẵn sàng thực hiện các cải tổ cần thiết trong dài hạn, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà nước. Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2019 của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho thấy Việt Nam đứng thứ 69 thế giới, tăng đáng kể so với 99 năm 2013.
Như vậy, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2010, S&P nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia cho Việt Nam. Triển vọng ổn định cũng phản ánh kỳ vọng kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh trong thời gian tới.
Việc nâng hạng phản ánh thể chế đang liên tục được cải thiện, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và xã hội. Các yếu tố bên ngoài, như dòng FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) chảy vào mạnh, hay nợ nước ngoài trong tầm kiểm soát, cũng là căn cứ cho mức xếp hạng này.
S&P cho rằng Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức cả trong và ngoài nước. Trên thế giới, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn có thể làm giảm xuất khẩu trong ngắn hạn, đặc biệt với các nước phụ thuộc nhiều vào thương mại như Việt Nam. Còn trong nước, thâm hụt tài khóa và nợ công đồng nghĩa Việt Nam sẽ cần nguồn huy động vốn khác để tiếp tục thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Hệ thống ngân hàng tương đối yếu, phản ánh qua mức độ vốn hóa và chất lượng tài sản thấp, cũng là rủi ro với triển vọng kinh tế.
S&P cho biết có thể tiếp tục nâng hạng nếu tình hình tài khóa được cải thiện (nhờ kinh tế vững mạnh và cải cách trong thể chế) và rủi ro hệ thống trong lĩnh vực ngân hàng đi xuống.
Tổ chức này cũng cảnh báo có thể đánh tụt tín nhiệm nếu nền kinh tế đột ngột tuột dốc hoặc tình hình tài khóa xuống cấp trầm trọng.
-
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Linh hoạt ứng phó với biến đổi khí hậu -
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công -
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết mới -
Nghệ An hoàn thành sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính quyền trước ngày 10/2/2025
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up