
-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB
-
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp
Từ khi Quyết định 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK của DNNN được ban hành đến nay, các doanh nghiệp và nhà đầu tư vẫn không rõ, liệu doanh nghiệp sau cổ phần hóa có được quyền niêm yết thẳng lên Sở GDCK, mà không phải qua sàn UPCoM.
Thông tư 01/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ ngày 1/3/2015, hướng dẫn đăng ký giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết không có hướng dẫn đối với các trường hợp doanh nghiệp muốn bỏ qua khâu đăng ký giao dịch trên UPCoM để niêm yết thẳng trên Sở GDCK.
Theo các cơ quan quản lý, nội dung niêm yết thẳng sẽ có văn bản hướng dẫn riêng. Về vấn đề này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề xuất, doanh nghiệp cần hoàn thiện song song hai hồ sơ: đăng ký giao dịch trên UPCoM và niêm yết trên Sở GDCK. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa đáp ứng được các điều kiện niêm yết, đồng thời kịp hoàn tất hồ sơ niêm yết, thì sau khi cổ phần hóa, bán cổ phần lần đầu ra công chúng, sẽ cho phép doanh nghiệp niêm yết thẳng lên Sở GDCK.
Trao đổi với ĐTCK cuối tuần qua, ông Tiến cho biết, Quyết định 51/2014 có hiệu lực từ ngày 1/11/2014, lần đầu tiên đặt ra chế tài đối với các DNNN sau cổ phần hóa mà không thực hiện nghĩa vụ đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK. Việc đặt ra chế tài này nhằm gắn chặt quá trình cổ phần hóa với đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK. Điều này vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông tốt hơn, vừa minh bạch hoạt động của các doanh nghiệp hậu cổ phần hóa.
“Sau khi thực hiện cổ phần hóa, có nghĩa là doanh nghiệp đã chào bán cổ phần ra đại chúng. Do đó, nếu không buộc doanh nghiệp đăng ký giao dịch hoặc niêm yết, thì có nguy cơ doanh nghiệp bị một nhóm cổ đông thao túng, mua bán cổ phần lòng vòng, không minh bạch thông tin. Điều này tác động tiêu cực đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông khác, nhất là cổ đông nhỏ lẻ”, ông Tiến nói.
Bởi vậy, theo ông Tiến, một trong những mục tiêu quan trọng khi ban hành Quyết định 51/2014 là nhằm buộc các doanh nghiệp đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK sau khi hoàn tất quá trình cổ phần hóa. Việc đặt ra quy định các doanh nghiệp phải đăng ký giao dịch trên UPCoM được hiểu là tiêu chuẩn “sàn”, chứ không phải là điều kiện buộc các doanh nghiệp phải thực hiện trước khi lên niêm yết trên Sở GDCK. Điều này nghĩa là với những doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết theo các quy định của pháp luật về chứng khoán, thì không bắt buộc phải qua UPCoM, mà được quyền niêm yết thẳng lên Sở giao dịch. Việc niêm yết ở sàn nào là do ĐHCĐ của doanh nghiệp quyết định.
Ông Tiến khẳng định, mục tiêu ban hành chính sách, cũng như thực thi các quy định này là nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK. Việc doanh nghiệp chấp hành tốt hơn mục tiêu này là điều đáng khích lệ. Quan trọng là các doanh nghiệp có đủ điều kiện lên niêm yết thẳng hay không. Nếu không, các doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký giao dịch qua UPCoM, sau đó củng cố dần các tiêu chí, để khi đáp ứng các điều kiện niêm yết, thì lên niêm yết.
Theo đại diện Bộ Tài chính, các điều kiện mà doanh nghiệp phải đáp ứng nếu muốn niêm yết thẳng lên Sở GDCK được quy định tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán.
Theo đó, doanh nghiệp muốn niêm yết trên HOSE thì phải đáp ứng các điều kiện: là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 120 tỷ đồng trở lên; có ít nhất 2 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết (ngoại trừ DNNN cổ phần hóa gắn với niêm yết); tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu là 5% và hoạt động của 2 năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm; không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết; tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 300 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp DNNN chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ…
Các doanh nghiệp thỏa mãn điều kiện niêm yết trên HOSE thì đương nhiên đủ điều kiện niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội (HNX).

-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung -
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025 -
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025 -
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Thuế quan đối ứng: 46 và 90% -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hé lộ kế hoạch phá kỷ lục của công ty chứng khoán
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort