Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 27 tháng 12 năm 2024,
Sau NanoDragon, sẽ phóng tiếp vệ tinh công nghệ radar đầu tiên của Việt Nam
Hữu Tuấn - 29/09/2021 10:13
 
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, sau khi phóng vệ tinh NanoDragon, dự kiến vào năm 2023, Việt Nam sẽ phóng tiếp vệ tinh LOTUSat-1, vệ tinh công nghệ radar đầu tiên của Việt Nam

Ngày 1/10, vệ tinh NanoDragon của Việt Nam phóng tại rung tâm Vũ trụ Uchinoura Nhật Bản. Vệ tinh NanoDragon “Made in Việt Nam” – vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg với kích thước 3U (100 x 100 x 340,5 mm) được phóng bởi tên lửa Epsilon 5 tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura  Nhật Bản.

Sau đó, vào cuối năm 2023, vệ tinh LOTUSat-1 dự kiến được đưa lên quỹ đạo. Đây sẽ là vệ tinh quan sát trái đất sử dụng công nghệ radar đầu tiên của Việt Nam, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và rất phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam.

Các nhà khoa học của Trung tâm vũ trụ Việt Nam chế tạo vệ tinh NanoDragon. Ảnh: Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
Các nhà khoa học của Trung tâm vũ trụ Việt Nam chế tạo vệ tinh NanoDragon. Ảnh: Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, tiến tới làm chủ công nghệ tự sản xuất vệ tinh nhỏ của Việt Nam, bên cạnh việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ chế tạo vệ tinh, đào tạo nguồn nhân lực, việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm vệ tinh đến 200 kg cũng được thực hiện trong Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Trước đó, ngành vũ trụ Việt Nam đã đạt được một số kết quả như: Phóng 2 vệ tinh viễn thông VINASAT, 1 vệ tinh quan sát trái đất VNREDSat và tự phát triển 3 vệ tinh nhỏ (PicoDragon, NanoDragon và MicroDragon).

Việc phóng vệ tinh NanoDragon đánh dấu việc Việt Nam đang làm chủ hơn về công nghệ vệ tinh. Toàn bộ quá trình thiết kế, gia công chế tạo, lắp ráp tích hợp và thử nghiệm của vệ tinh này đều diễn ra ở Việt Nam. NanoDragon được kỳ vọng có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển…

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư