-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Tuần qua, thương vụ hãng thời trang Uniqlo mua 35% cổ phần tại chuỗi cửa hàng thời trang nữ Elise tại Việt Nam, để tiến tới khai trương cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM vào năm 2019 được tung ra.
Hiện thỏa thuận đã hoàn thành, tiền đã được chuyển và đây có thể xem là một thương vụ thành công của Elise khi Uniqlo trả hàng chục triệu USD cho 35% cổ phần, cao hơn rất nhiều nếu so sánh với con số vốn điều lệ của Elise.
Elise có hệ thống hơn 100 cửa hàng trên cả nước |
Trong khi đó, Uniqlo có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng cửa hàng tại khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương lên con số 400 vào năm 2022. Mạng lưới của Uniqlo trên toàn cầu hiện đang bao phủ 20 thị trường ở châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Australia. Tổng cộng có khoảng 2.000 cửa hàng.
Công ty cũng đặt mục tiêu tăng gấp 3 doanh thu tại khu vực Đông Nam Á, lên 300 tỷ yên (tương đương 2,71 tỷ USD) trong năm kết thúc vào tháng 8/2022 - tức là đạt tốc độ tăng trưởng vượt trội so với cả công ty. Trong cùng kỳ công ty kỳ vọng doanh thu sẽ tăng gấp đôi, lên 3.000 tỷ yên
Cùng với H&M, Zara, Uniqlo là thương hiệu thời trang dành cho số đông được người tiêu dùng Việt Nam đón chờ.
Sau hơn 1 năm vào Việt Nam, H&M đã có tới 6 cửa hàng, Zara có 2 cửa hàng.
Năm 2017, tập đoàn Stripe International đến từ Nhật Bản cũng quyết định mua lại NEM để mở rộng các hoạt động kinh doanh dài hạn ở Việt Nam nói riêng và khối ASEAN nói chung.
Stripe International được cho là đã thành lập một công ty con ở Việt Nam vào tháng 9/2017 có tên Công ty cổ phần Stripe Việt Nam với vốn điều lệ 175 tỷ đồng, có trụ sở ở Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội), cũng chính là địa chỉ của công ty thời trang NEM. Người đại diện pháp luật của cả 2 công ty đều là ông Trương Việt Bình (sáng lập của NEM)
Sau thương vụ ông Yasuharu Ishikawa, Chủ tịch Stripe International cũng trở thành Giám đốc điều hành Stripe Việt Nam.
Hiện NEM có hơn 40 cửa hàng trên cả nước, trong số đó phân nửa tập trung ở Hà Nội và TP. HCM. Còn Stripe International là tập đoàn đến từ Nhật Bản, thành lập từ năm 1994. Năm 2015, doanh thu Stripe International đạt 120 tỷ yên (khoảng 24.000 tỷ đồng). Hệ thống này đang có tới 1.237 cửa hàng, trong đó 780 cửa hàng do công ty mẹ Stripe quản lý.
Năm 2016, Stripe International cũng đã thâu tóm một công ty trong lĩnh vực thời trang cho nữ giới là Alphabet Pastel và hãng thời trang trẻ em Smarby.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"