-
Rộn ràng sắc Xuân với phiên chợ nông sản đặc biệt -
Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản 2024 -
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025 được dự báo tiếp đà tăng trưởng -
Hội chợ Xuân Giảng Võ 2025 phiên bản đặc biệt tổ chức tại Ocean City -
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025 -
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm
Quý đầu năm 2023, máy móc thiết bị và phụ tùng sang Mỹ đạt xấp xỉ 4 tỷ USD, dẫn đầu trong các nhóm hàng xuất khẩu. |
Theo số liệu sơ bộ Tổng cục Hải qua mới công bố, tháng 3, xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ đạt 7,75 tỷ USD, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 20,76 tỷ USD.
Dù vẫn duy trì vị thế thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng xuất khẩu sang Mỹ không tránh khỏi đà giảm theo sự suy giảm chung của thị trường toàn cầu. Thực tế ghi nhận, kim ngạch xuất khẩu tới hầu hết các thị trường, đối tác thương mại lớn của nước ta trong quý I/2023 đều giảm.
Đơn cử, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 13,8%; sang EU giảm 10,8%; sang Hàn Quốc giảm 5,5%
Riêng xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh tới 5,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ đạt 26,26 tỷ USD).
Lạm phát vẫn còn ở mức cao, kinh tế thế giới hồi phục chậm và sự sụp đổ của một số ngân hàng trên thế giới có những tác động nhất định đến xu hướng thắt chặt chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường tại Mỹ, vốn là "địa chỉ" tiêu thụ dệt may, da giày, đồ gỗ, linh kiện điện tử lớn của Việt Nam, khiến nhu cầu nhập khẩu giảm.
Quý I, có có 6 nhóm hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt kim ngạch từ 1 USD trở lên. Dẫn đầu là, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với 3,98 tỷ USD; tiếp đến là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,55 tỷ USD; dệt may với 3,04 tỷ USD, điện thoại và linh kiện đạt 2,34 tỷ USD; giày dép 1,42 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ gần 1,4 tỷ USD.
Chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Mỹ trong quý I đạt hơn 3 tỷ USD, giảm hơn 400 triệu USD, tương đương khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 598,7 triệu USD; tiếp theo là đậu tương với 230,4 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với 186,8 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu đạt 184,8 triệu USD; hóa chất đạt 163,6 triệu USD…
Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều Việt-Mỹ trong quý I đạt 23,8 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu hơn 17,7 tỷ USD.
Năm ngoái, trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt - Mỹ đạt 123,8 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu hơn 109 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này gần 15 tỷ USD.
Sang quý II/2023, các ngành hàng xuất khẩu lớn như dệt may, giày dép, đặc biệt là đồ gỗ vẫn lo ngại thị trường Mỹ sẽ tiếp tục giảm nhu cầu nhập khẩu do những ảnh hưởng từ lạm phát, suy thoái kinh tế, niềm tin tiêu dùng thấp. Theo đó, các hoạt động tìm kiếm khách hàng, giới thiệu sản phẩm mới...trên nền tảng thương mại điện tử đang được các doanh nghiệp khai thác mạnh hơn.
-
Đề xuất 4 chính sách phát triển thương hiệu nông sản Việt -
Hội chợ Xuân Giảng Võ 2025 phiên bản đặc biệt tổ chức tại Ocean City -
Thêm một loại trái cây sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ -
Máy tính, sản phẩm điện tử xuất khẩu đến ngày 15/12 tăng thêm 14,4 tỷ USD -
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025 -
Nhiều ngành hàng xuất khẩu cán đích -
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm
-
1 Kinh tế 2024: Chặng đua về đích -
2 Mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường cao tốc: Bài học từ bước nước rút thành công -
3 Người dùng mạng xã hội phải xác thực sinh trắc học từ ngày mai 25/12 -
4 Chọn kịch bản phát triển cho Dự án Sân bay Tây Ninh: Giai đoạn đầu cần 4.738 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/12
- MAP Life tự tin tiến bước trước thềm năm 2025
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus