
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
Phiên giao dịch ngày 18/2 chứng kiến hàng loạt cổ phiếu doanh nghiệp khoáng sản "thất thủ", giảm giá liên tục và thậm chí giảm sàn.
Đây là diễn biến bất ngờ sau nhiều phiên tăng giá liên tục của nhóm khoáng sản.
Ngay từ đầu phiên sáng, cổ phiếu KSV của TCT Khoáng sản TKV đã sớm lao dốc và nằm sàn trong cuối phiên sáng. Với lực bán áp đảo đã đẩy cổ phiếu này vào tình trạng gần trắng bên mua trong phiên chiều và đóng cửa ở mức giá 269.600 đồng/cổ phiếu, giảm đến 9,98%.
KSV đã có chuỗi tăng miệt tài từ đầu tháng 12/2024 đến nay và liên tục lập đỉnh giao dịch. Phiên giao dịch ngày 17/2 với mức giá đóng cửa 299.500 đồng/cổ phiếu cũng là đỉnh cao nhất của KSV kể từ khi lên sàn và có những nhịp cổ phiếu này đã tăng vượt ngưỡng 300.000 đồng/cổ phiếu.
Trong cơn bão giá cổ phiếu khoáng sản, các lãnh đạo KSV cũng tranh thủ chốt lời. Ông Ngô Quốc Trung - Ủy viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc KSV đã đăng ký bán toàn bộ 5.100 cổ phiếu đang nắm giữ trong khoảng thời gian từ 19/2 - 20/3/2025. Cùng trong thời gian trên, ông Đặng Đức Hưng - Ủy viên HĐQT KSV cũng đăng ký bán hết 3.000 cổ phiếu đang nắm giữ.
![]() |
Hàng loạt cổ phiếu khoáng sản giảm giá mạnh trong phiên 18/2, tuy vậy vẫn đang có lợi suất tốt so với hồi đầu năm |
Tương tự KSV với mức giảm 10%, cổ phiếu HGM của CTCP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang cũng nằm sàn trong cả phiên chiều 18/2.
Trong xu hướng tăng của nhóm khoáng sản từ cuối năm ngoái đến nay, HGM đặc biệt có chuỗi phiên tăng kéo dài từ đầu tháng 2/2025 với nhiều phiên tăng trần. Đặc biệt, phiên 14/2 vừa qua, HGM tăng dựng đứng vượt quá ngưỡng 400.000 đồng/cổ phiếu, đưa mã chứng khoán này vào nhóm cổ phiếu đắt đỏ bậc nhất thị trường.
Đà tăng của HGM được hỗ trợ bởi thông tin Trung Quốc hạn chế xuất khẩu các khoáng sản then chốt trong sản xuất quân sự và công nghệ cao, trong đó có Antimon. Hiện HGM là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam có thể sản xuất Antimon thành phẩm ở quy mô công nghiệp.
Đà giảm lan tỏa trên toàn ngành với sự góp mặt từ các mã chứng khoán khác. MSR giảm 4,93%, BMC giảm 4,65%, AAH giảm 14,75%,…
Tuy vậy, với mức tăng liên tục, nhà đầu tư cổ phiếu khoáng sản vẫn đang có lãi lớn. So với hồi đầu năm 2025, các cổ phiếu trong ngành vẫn đang ở mức giá cao, cụ thể, KSV tăng 163%, MSR tăng 73%, HGM tăng 53%, BMC tăng 32%…
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng -
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower