-
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ -
PTC2 tăng cường kiểm tra hệ thống truyền tải điện tại các tỉnh, thành đang mưa lớn -
Phấn đấu nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Bulgaria lên 500 triệu USD -
Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam -
Những nội dung quan trọng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII -
Thành viên Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
Không riêng gì Vietnam Airlines, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới đều rơi vào khủng hoảng do tác động của đại dịch Covid-19 |
Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), ông Nguyễn Chí Thành vừa cho biết, SCIC và Vietnam Airlines đã có buổi làm việc để thực hiện Nghị quyết 194/NQ-CP (ngày 31/12/2020) về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Nghị quyết 94/NQ-CP yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn không có tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng (không bao gồm các tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt) sau khi tổ chức tín dụng cho Vietnam Airlines vay có tài sản bảo đảm để bổ sung tối đa 4.000 tỷ đồng vốn với lãi suất 0% nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ. SCIC thực hiện quyền mua cổ phần của cổ đông nhà nước tại Vietnam Airlines.
“Vietnam Airlines mới tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường để xác định nhu cầu vốn. Sau đại hội, Vietnam Airlines đã bắt tay ngay vào việc xây dựng phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, báo cáo Ủy ban Chứng khoán nhà nước cho ý kiến. Nhiệm vụ của SCIC là xác định giá phát hành hợp lý để mua vào. Chúng tôi đang làm việc với Vietnam Airlines để xác định giá phát hành cổ phiếu”, ông Thành cho biết.
Theo ông Thành, muốn xác định được giá cổ phiếu phát hành thêm thì phải xác định giá trị doanh nghiệp. Muốn định giá được thì doanh nghiệp phải có kế hoạch kinh doanh tối thiểu 5 năm. “Vấn đề bây giờ là kế hoạch kinh doanh của Vietnam Airlines có rất nhiều ẩn số, trong đó có ẩn số lớn nhất là khi nào hết Covid-19 để Vietnam Airlines mở lại các chuyến bay quốc tế. Thế giới cũng chưa dự báo được khi nào sẽ dập được đại dịch nên rất khó xác định phương án kinh doanh của Vietnam Airlines. Nếu không có phương án kinh doanh thì không thể định giá được doanh nghiệp. Chỉ khi nào Vietnam Airlines “cất cánh” ra quốc tế thì hoạt động kinh doanh mới được cải thiện, nếu không đồng vốn đầu tư của nhà nước khó có thể bảo toàn (SCIC dự kiến đầu tư 8.000 tỷ đồng, chiếm 25% vốn điều lệ của Vietnam Airlines)”, ông Thành phát biểu.
Theo quy định hiện hành, để định giá doanh nghiệp, tổ chức phát hành cổ phiếu phải thuê tư vấn, nếu giá trị thuê tư vấn từ 500 triệu đồng trở lên thì phải tổ chức đấu thầu để lựa chọn tổ chức tư vấn. Giá trị tư vấn xác định giá trị Vietnam Airlines trên 500 triệu đồng nên không thể chỉ định thầu mà phải tổ chức đấu thầu.
“Đây là quy định của pháp luật, không thể làm trái được, nhưng để giải quyết bài toán này, chúng tôi sẽ lựa chọn một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất và có uy tín nhất thế giới - Big 4 (PWC, Deloitte, Ernst and Young và KPMG) tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp để tiết kiệm thời gian, vướng mắc đến đâu thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính tháo gỡ. Với cách làm này, chỉ trong vòng một tháng, SCIC có thể hoàn tất công việc của mình”, ông Thành tin tưởng.
Theo quy định hiện hành, tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp cổ phẩn hóa hoặc phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ sử dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp tài sản. “Nếu xác định giá trị Vietnam Airlines theo phương pháp tài sản thì phải mất khoảng 6 tháng mới xác dịnh xong. Vì vậy, chúng tôi sẽ lựa chọn phương pháp dòng tiền chiết khấu để xác định giá trị Vietnam Airlines nhưng phải bảo đảm theo đúng thông lệ, chuẩn mực và sát giá thị trường”, ông Thành khẳng định.
“Năm 2021, SCIC ưu tiên xem xét các cơ hội đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực và dự án trọng điểm mà Nhà nước cần tập trung đầu tư và nắm giữ chi phối; đồng thời, đảm bảo năng lực tài chính của SCIC và hiệu quả đầu tư theo nguyên tắc thị trường. Đối với dự án đầu tư vào Vietnam Airlines theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, SCIC sẽ tiếp tục phối hợp làm việc với Vietnam Airlines và báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cùng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thúc đẩy việc triển khai giải ngân đầu tư đảm bảo thận trọng, hiệu quả, tuân thủ quy định của pháp luật”, ông Thành nói thêm.
-
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ -
PTC2 tăng cường kiểm tra hệ thống truyền tải điện tại các tỉnh, thành đang mưa lớn -
Phấn đấu nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Bulgaria lên 500 triệu USD -
Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam -
Những nội dung quan trọng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII -
Thành viên Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai -
Tuyên bố chung Việt Nam - Bulgaria
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng