Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 06 tháng 05 năm 2024,
Sẽ chuyển cơ cấu đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc
Thanh Huyền - 12/12/2014 09:05
 
() Việc kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) và cam kết của nhà lãnh đạo hai nước về thời điểm ký kết chính thức vào đầu năm 2015 sẽ tác động mạnh tới bức tranh đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Sớm ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới Hàn Quốc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thăm, làm việc tại Hàn Quốc
Thành lập Phòng Hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye trong bài phát biểu sau khi chứng kiến Lễ ký Biên bản thỏa thuận về kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) ngày 10/12 đã đặt kỳ vọng mới cho sự chuyển dịch cơ cấu của dòng vốn đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam.

   
  Kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc  

“Lâu nay, vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu vào công nghiệp sản xuất. Tới đây, cùng với hiệu lực của các cam kết trong VKFTA, vốn đầu tư Hàn Quốc ở Việt Nam sẽ dồn nhiều hơn vào các lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ giá trị gia tăng cao…”, bà Park Geun-Hye nói.

Dường như người đồng cấp Hàn Quốc cũng đã chia sẻ sự đồng thuận với đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trước đó về việc Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích các tập đoàn lớn, cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc đẩy mạnh hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, điện tử, công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng, phát triển hạ tầng, đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp.

Những thông điệp này đang dự báo trước khả năng chuyển dịch cơ cấu không nhỏ trong dòng vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam.

Nói vậy là bởi cho đến thời điểm tháng 11/2014, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam với 4.063 dự án có hiệu lực, tổng vốn đăng ký 36,7 tỷ USD. Riêng 11 tháng năm 2014, Hàn Quốc cũng là nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 6,8 tỷ USD, chiếm 39,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Hàn Quốc đang đầu tư vào 18 trên tổng số 21 ngành kinh tế của Việt Nam, tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo, bất động sản, xây dựng, nghệ thuật giải trí và vận tải kho bãi...

Rõ ràng, sự thay đổi về cơ cấu của dòng vốn đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam, như kỳ vọng của Tổng thống Park Geun-Hye sau khi VKFTA được đưa vào thực hiện sẽ tác động rất lớn vào bức tranh đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Được khởi động từ năm 2012, quá trình đàm phán về VKFTA liên tục được thúc đẩy với những cam kết chính trị mạnh mẽ của lãnh đạo hai quốc gia.

Hiệp định bao gồm các nhóm nội dung chính về: Thương mại hàng hóa (cam kết cắt giảm thuế quan); Thương mại dịch vụ (bao gồm các Phụ lục về viễn thông, tài chính...); Đầu tư; Sở hữu trí tuệ; Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và Kiểm dịch động thực vật (SPS); Quy tắc xuất xứ; Thuận lợi hóa hải quan; Phòng vệ thương mại; Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); Thương mại điện tử, cạnh tranh; Thể chế và pháp lý, hợp tác kinh tế.

Ngoài các ưu đãi mà Hàn Quốc dành cho Việt Nam, như cắt giảm thuế quan, tăng cường giao thương hai nước trong các lĩnh vực nông sản, thủy sản, hàng công nghiệp, VKFTA sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước. Theo đó, Hàn Quốc cam kết sẽ dành thêm cơ hội thị trường cho các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư của Việt Nam và nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế, dành hỗ trợ kỹ thuật toàn diện trong nhiều lĩnh vực.

Cũng phải nói thêm, trong năm nay, dòng vốn đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam có sự chuyển dịch đáng kể. Điểm dễ nhận thấy là các dự án lớn nhất được cấp phép trong 11 tháng năm 2014 của Việt Nam đều là những dự án của Samsung. Điển hình là Dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung  Thái Nguyên - giai đoạn II của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam  Thái Nguyên - Hàn Quốc tại Khu công nghiệp Yên Bình I (tỉnh Thái Nguyên) với tổng vốn đầu tư đăng ký 3 tỷ USD; Dự án Công ty TNHH SamSung Display Bắc Ninh tại Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư đăng ký 1 tỷ USD.

Ngay cả dự án lớn thứ 2 trong danh sách các dự án FDI lớn nhất trong 11 tháng qua cũng thuộc về Sam sung, Dự án Công ty TNHH điện tử Samsung CE Complex do nhà đầu tư Samsung Asia Pte.Ltd - Singapore đầu tư tại TP.HCM có vốn đầu tư đăng ký 1,4 tỷ USD.

Tại buổi tọa đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và 40 doanh nghiệp hàng đầu Hàn Quốc trong khuôn khổ chuyến thăm, 40 doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đánh giá cao các cơ hội kinh doanh tại Việt Nam, cũng như sự quan tâm, khuyến khích của Chính phủ Việt Nam đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc. Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc thể hiện mong muốn đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sửa chữa và đóng tàu, kinh doanh thủy sản, sản xuất nước sạch, xử lý nước thải…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam đã, đang và sẽ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để không thua kém bất cứ nước nào trong khu vực và hoan nghênh các doanh nghiệp Hàn Quốc sang đầu tư tại Việt Nam. Đồng thời cam kết sẽ tạo các điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư thành công tại Việt Nam như 4.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đã và đang đầu tư tại Việt Nam.

Hà Nội hấp dẫn nhà đầu tư Hàn Quốc

Hà Nội hấp dẫn nhà đầu tư Hàn Quốc

() Hàn Quốc hiện là quốc gia có vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Hà Nội, với 4,69 tỷ USD và đang tiếp tục lựa chọn Hà Nội là điểm đến hấp dẫn.

Nâng tầm Đối tác hợp tác chiến lược Việt-Hàn

Nâng tầm Đối tác hợp tác chiến lược Việt-Hàn

() Chuyến thăm Hàn Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, bắt đầu từ hôm nay (1/10) đến ngày 4/10, là cơ hội để Việt Nam và Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác toàn diện và làm sâu sắc hơn mối quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc: Bệ phóng cho doanh nghiệp

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc: Bệ phóng cho doanh nghiệp

() Mặc dù, việc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) mới đang ở chặng cuối, nhưng ngay từ bây giờ, nhiều doanh nghiệp (DN) dệt may, thủy sản… của hai nước đều đang có những động thái nhằm đón đầu cơ hội này.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư