
-
Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ đốt dầu lần đầu vào ngày 30/8/2025
-
Điều kiện kinh doanh cải thiện, đơn hàng mới tăng trở lại
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 2/4/2025
-
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc
-
PMI vượt trên 50 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2025 -
Mỹ, Anh, Singapore tuyển nhiều nhân sự công nghệ, game, tài chính từ Việt Nam
“Chi tiết phương án sáp nhập vào Kido, chúng tôi sẽ tổ chức Đại hội bất thường vào tháng 7 hoặc tháng 8 tới để trình và xin ý kiến cổ đông”, ông Trần Lệ Nguyên, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Kido (mã: KDC) lý giải về chủ trương sáp nhập Tường An vào Kido được đưa ra cuối tháng 05/2020.
Kido hiện nắm 75,44% vốn Tường An. Ông Lệ Nguyên cho biết, Tường An sẽ được sáp nhập vào Kido nhưng cổ đông lớn đang nắm 26,5% vốn Tường An là Tổng công ty công nghiệp dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex, mã: VOC) còn vốn Nhà nước.
Do đó, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của Tường An được tổ chức sáng nay tại TP.HCM chỉ thông qua tờ trình về chủ trương sáp nhập. Và chi tiết phương án sẽ được đưa ra tại đại hội bất thường sắp tới.
![]() |
Dây chuyền sản xuất dầu ăn Tường An (ảnh minh họa: Tường An). |
Đại hội Tường An sáng nay đã thông qua tờ trình chia cổ tức đặc biệt 75%, tương ứng 7.500 đồng/cp, nguồn lấy từ lợi nhuận còn lại sau chia cổ tức hơn 54 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ còn lại 201 tỷ đồng.
Tổng nguồn chi cổ tức hơn 254 tỷ đồng và lợi nhuận còn lại sau khi chia cổ tức chỉ còn hơn 700 triệu đồng.
Kế hoạch doanh thu năm 2020 của Tường An là 4.558 tỷ đồng, lợi nhuận 193 tỷ đồng cùng cổ tức bằng tiền mặt, dự kiến 20%.
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Chủ tịch HDQT TAC cho biết, chiến lược sản phẩm của Tường An tiếp tục tập trung phân khúc cao cấp và chuyên biệt, ít bị ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của giá dầu nguyên liệu, biên lợi nhuận cao hơn.
Năm 2019, tăng trưởng nhóm này tăng 20% so với năm 2018.
Tường An hiện chưa chủ động được nguồn nguyên liệu cũng như chịu tác động liên tục khi giá nguyên liệu biến động.
Ban lãnh đạo Tường An lý giải, toàn bộ dầu thực vật không thể tự sản xuất ở Việt Nam.
Doanh nghiệp này đã đặt vấn đề về nguồn cung cấp nguyên liệu với dự tính ban đầu là hình thành vùng trồng ở các nước có thổ nhưỡng phù hợp.
Ngoài ra, việc sáp nhập Tường An vào công ty mẹ là Kido được kỳ vọng sẽ cải thiện tính thanh khoản còn thấp của Tường An trong thời gian qua.
-
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc -
PMI vượt trên 50 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2025 -
Mặt hàng sợi của Việt Nam bị khởi xướng điều tra tại Ấn Độ -
Mỹ, Anh, Singapore tuyển nhiều nhân sự công nghệ, game, tài chính từ Việt Nam -
Tập đoàn Everland khởi công tổ hợp thương mại, du lịch hơn 700 tỷ đồng -
Tư duy cần nhất là mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh -
Philippines muốn nhập vắc-xin dịch tả lợn từ doanh nghiệp lớn của Việt Nam
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower