Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 05 tháng 05 năm 2024,
Sẽ không có cú tăng đột biến về tỷ giá
Thùy Vinh - 14/01/2015 10:00
 
Trả lời phóng viên Báo Đầu tư, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc kinh doanh Trái phiếu và Ngoại hối, Ngân hàng HSBC Việt Nam nhận định, có thể Ngân hàng Nhà nước (NHNN) còn điều chỉnh tăng thêm 1% biên độ tỷ giá nữa trong năm nay, song sẽ không có một cú tăng đột biến nào.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Ngân hàng Nhà nước bất ngờ tăng tỷ giá thêm 1%
Cán cân thanh toán tổng thể Việt Nam 2014 thặng dư lớn
Dự báo 2015: Đô tăng, Vàng giảm
Cuối năm, tỷ giá bất ngờ 'căng'

Ông đánh giá thế nào về động thái điều chỉnh tăng thêm 1% biên độ tỷ giá USD/VND mới đây của NHNN?

Trong những tháng cuối năm, nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán hàng hóa và tất toán một số khoản vay ngoại tệ của các doanh nghiệp tăng; các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua ngoại tệ để chuyển lợi nhuận về nước; cán cân thương mại tháng 12 dự đoán âm khoảng 900 triệu USD. Những yếu tố này dẫn tới nhu cầu ngoại tệ và tạo áp lực lên tỷ giá USD/VND. Tỷ giá giao dịch 1 USD ở trên mức 21.400 VND trong suốt tháng 12/2014 và NHNN đã can thiệp, hỗ trợ thanh khoản thị trường giúp tỷ giá ổn định trong tháng 12.

Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc kinh doanh Trái phiếu và Ngoại hối, Ngân hàng HSBC Việt Nam
Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc kinh doanh Trái phiếu và Ngoại hối, Ngân hàng HSBC Việt Nam

Lạm phát không phải là mối quan ngại hàng đầu do được kiểm soát tốt và ở mức khá thấp trong năm 2014 và được dự báo chỉ tăng nhẹ trong năm 2015. Vì vậy, NHNN có thể thấy đây là thời điểm thích hợp để điều chỉnh tỷ giá ở mức thích hợp hơn, tương ứng với những thay đổi của kinh tế.

Theo ông, tăng tỷ giá vào thời điểm cuối năm tác động ra sao đến hoạt động xuất - nhập khẩu?

Điều chỉnh tỷ giá tác động tích cực tới doanh nghiệp xuất khẩu, về cơ bản, doanh thu của doanh nghiệp xuất khẩu có thể tăng 1%. Việc tăng tỷ giá cũng phù hợp với diễn biến tăng giá của đồng USD so với các đồng tiền khác trên thế giới như euro, yên... Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, việc tăng tỷ giá có thể không thuận lợi do giá nguyên liệu đầu vào hay máy móc, thiết bị nhập khẩu tăng, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm. Song theo tôi, tác động của tỷ giá tăng đến nhập khẩu sẽ không nhiều do giá cả hàng hóa thế giới đã giảm mạnh thời gian qua, đồng thời tổng cầu của nền kinh tế vẫn còn khá thấp và giá của nhiều loại hàng hóa trong nước tiếp tục giảm.

Mặc dù việc điều chỉnh tỷ giá lần này của NHNN không tác động mạnh đến tâm lý của thị trường, song đồng USD đang dần hồi phục trước sự ấm dần của kinh tế Mỹ và không loại trừ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản của đồng USD. Liệu thực tế này có tạo áp lực lớn lên VND trong những tháng tới, thưa ông?

Dự báo, trong năm 2015, tổng cán cân thanh toán sẽ thặng dư 8-9 tỷ USD, nhìn chung tỷ giá USD/VND sẽ không chịu nhiều áp lực về mặt cung - cầu, song trong từng thời điểm, thì sẽ có một số áp lực nhất định.

Khi đồng USD tăng giá so với các đồng tiền khác, sẽ có một số áp lực lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, do phải cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại của nhiều nước khác. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần phải đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo sự khác biệt của mình để có thể cạnh tranh.

Theo ông, liệu sẽ có thêm một cú tăng tỷ giá đột biến trong năm nay?

Do những yếu tố cơ bản vẫn còn hỗ trợ một cách tương đối, nên VND sẽ chỉ giảm nhẹ. Cùng với dòng vốn đã được cân bằng, lạm phát thấp hơn và lãi suất thực cao hơn, chính sách ngoại hối cũng trở nên linh hoạt hơn, trong khi NHNN có khả năng điều tiết quản lý tại các thời điểm có nhu cầu USD cao. Cho dù NHNN đã sử dụng một lượng dự trữ ngoại hối trong thời gian qua để cung cấp USD ra thị trường, song NHNN vẫn ở trong trạng thái tốt hơn xét về dự trữ ngoại hối so với trước đây. Điều này giúp đảm bảo không có một cú tăng đột biến về tỷ giá USD/VND trong những tháng tới.

Theo ông, lãi suất VND giảm dần tác động ra sao đến nhu cầu ngoại tệ cũng như VND của người dân, nhất là khi tỷ giá được dự báo có thể chạm ngưỡng 22.000 VND/USD vào cuối năm nay?

Chênh lệch lãi suất giữa VND và USD hiện vẫn khá hấp dẫn, trong khi lạm phát ở mức thấp trong năm 2014 và được dự đoán sẽ dưới 5% trong năm 2015. Do đó, theo tôi, kênh gửi tiết kiệm VND vẫn sẽ được nhiều người lựa chọn.

Đô tăng, vàng giảm, dùng tiền thế nào là "khôn"?

() Trả lời phóng viên Báo Đầu tư, ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam (VGB) nhận định, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa điều chỉnh tăng thêm 1% biên độ tỷ giá USD/VND phần nào đã được dự báo trước. Mặt khác, USD tăng sẽ tác động lên VND và cũng là nguyên nhân khiến giá vàng giảm dần. Trong bối cảnh đó, vốn nhàn rỗi nên gửi vào đâu?

Chuyên gia: Điều chỉnh tỷ giá là quyết định thông minh, nhạy cảm

() Quyết định điều chỉnh tỷ giá được NHNN mới đây của NHNN được các chuyên gia đánh giá là thông minh, nhạy cảm.

Không điều chỉnh tỷ giá, chuyện gì sẽ xảy ra?

() Nếu không tăng tỷ giá ngay từ đầu năm, người dân sẽ có tâm lý đầu cơ vào tỷ giá. Bên cạnh đó, xuất khẩu cũng có thể lỡ cơ hội vàng.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư