-
Quảng Nam rà soát loạt dự án chậm tiến độ kéo dài, nguy cơ lãng phí
-
Rà soát khả năng kết hợp đầu tư đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh với đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân
-
TOD giúp định hình lại không gian đô thị TP.HCM
-
Đường dây giải toả công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 thi công xuyên nghỉ lễ
-
Gần 12.000 tỷ đồng xây cầu Ngọc Hồi; Danh tính nhà thầu làm cao tốc Nam Định - Thái Bình -
Bình Định phê duyệt dự án bệnh viện đa khoa quốc tế hơn 1.300 tỷ đồng
Ngày 5/5, UBND TP. Huế cho biết, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch phân khu xây dựng cảng Chân Mây. Theo đó, tại nghị quyết mới này, cảng Chân Mây sẽ có quy mô 1.160 ha, bao gồm phần đất và mặt nước, tăng thêm 458 ha so với khoảng 702 ha với quy hoạch ban đầu.
Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP. Huế Lê Trường Lưu cho biết, với điều chỉnh này, cảng Chân Mây sẽ hướng đến là cảng tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí, có bến chuyên dùng cho khách du lịch quốc tế; là đầu mối giao thông đường biển quan trọng, cung cấp các dịch vụ cảng nước sâu và điều phối hàng hoá trong Vùng trọng điểm miền Trung. Phục vụ liên vùng, kết hợp tiếp chuyển hàng cho nước bạn Lào, và vùng Đông Bắc Thái Lan.
![]() |
Cảng Chân Mây tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, TP. Huế. Ảnh: Ngọc Tân |
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh sẽ cụ thể hóa quy hoạch khu bến Chân Mây trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Được biết, theo Quyết định số 1745/QĐ-TTg năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ, cảng Chân Mây (huyện Phú Lộc, TP. Huế) được định hướng để đáp ứng tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải từ 150.000 tấn đến 200.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện, tàu container sức chở đến 4.000 TEU hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện; tàu khách quốc tế đến 225.000 GT, tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn, phát triển các bến cảng phù hợp với nhu cầu thị trường, khả năng huy động vốn của nhà đầu tư, bảo đảm sự đồng bộ về kết cấu hạ tầng phụ trợ.
Đồng thời cảng Chân Mây cũng được định hướng phát triển mở rộng về phía Tây khu bến hiện có theo mô hình cảng tổng hợp.
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND TP. Huế cho biết, việc phát triển mở rộng khu vực cảng Chân Mây nhằm bảo đảm phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cảng Chân Mây với các bến tổng hợp, bến container, bến hàng lỏng, khí và bến cho các tàu khách du lịch, đáp ứng các tàu cỡ lớn khi đủ điều kiện và phù hợp với các quy hoạch ngành quốc gia có liên quan.

-
Quảng Nam rà soát loạt dự án chậm tiến độ kéo dài, nguy cơ lãng phí
-
Rà soát khả năng kết hợp đầu tư đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh với đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân
-
TOD giúp định hình lại không gian đô thị TP.HCM
-
Đường dây giải toả công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 thi công xuyên nghỉ lễ
-
Sẽ mở rộng cảng Chân Mây - Huế thêm 458 ha -
Hoạch định chính sách phát triển thịnh vượng trong kỷ nguyên mới -
Gần 12.000 tỷ đồng xây cầu Ngọc Hồi; Danh tính nhà thầu làm cao tốc Nam Định - Thái Bình -
Bình Định phê duyệt dự án bệnh viện đa khoa quốc tế hơn 1.300 tỷ đồng -
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng cường dấu ấn tại Việt Nam -
Điểm 8 dự án năng lượng trong danh mục thu hút đầu tư của Kon Tum -
Diễn biến mới tại Dự án vành đai 4 TP.HCM vốn đầu tư hơn 120.412 tỷ đồng
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới