
-
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng
-
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc phát sinh của từng dự án
-
Rà soát 2 luật để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng -
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
Một số doanh nghiệp và nhà đầu tư ở Ninh Thuận, Bình Thuận và Gia Lai cho biết đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào các dự án điện mặt trời áp mái thời gian qua nhằm hưởng ứng Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị và Quyết định số 11, 13 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng điện mặt trời. Tuy nhiên, khi dự án hoàn thành thì không được ký hợp đồng mua bán điện với bên điện lực, do phải chờ hướng dẫn của Bộ Công Thương. Việc này đã gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp và chủ trương lớn của Nhà nước.
Trao đổi với báo chí về vấn đề này tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối 4/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Việt Nam là nước nhiệt đới, nằm gần Xích đạo nên có tiềm năng điện mặt trời khá cao, bao gồm điện mặt trời lắp trên mặt đất, điện mặt trời nổi (trên mặt nước) và điện mặt trời đặt trên mái nhà.
"Gần đây điện mặt trời lắp trên mái nhà rất được các nhà đầu tư, kể cả doanh nghiệp, thậm chí là nhiều người dân, rất quan tâm. Nếu có điều kiện, họ có thể lắp đặt với một kinh phí không phải quá lớn nhưng có thể mang lại hiệu quả", ông Hải nói.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải (Ảnh: VGP) |
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, việc phát triển điện mặt trời trên mái nhà có điểm thuận lợi là không tác động nhiều đến quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, do đó được Chính phủ khuyến khích. Chính vì vậy trong thời gian vừa qua, điện mặt trời phát triển tương đối nhanh.
Tính đến thời điểm tháng 7/2020, trên hệ thống điện quốc gia có tổng cộng 99 nhà máy điện mặt trời vận hành với tổng công suất 5.053 MW và hiện nay có 11 nhà máy điện gió hoạt động với tổng công suất là 429 MW và 325 MW điện sinh khối. Tổng công suất điện gió và điện mặt trời chiếm khoảng 9,5% tổng công suất nguồn điện của hệ thống.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, mặc dù điện mặt trời mái nhà có nhiều ưu điểm, nhưng có sự hiểu và diễn đạt chưa đúng ở nhiều địa phương, thậm chí là các doanh nghiệp, liên quan đến Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ cũng như Thông tư 18 của Bộ Công Thương.
Quyết định 13 cũng như Thông tư 18 đưa ra rất nhiều khuyến khích, ưu đãi đối với điện mặt trời như là điện mặt trời mái nhà. "Nếu chúng ta thực hiện theo đúng nội dung quy định tại hai văn bản này thì đã tương đối phù hợp và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư", ông Hải khẳng định.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, cơ quan này đang tổng hợp thêm các ý kiến từ các địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các doanh nghiệp, nhà đầu tư. "Chắc chắn trong thời gian rất ngắn nữa thôi sẽ có hướng dẫn cụ thể, giúp cho việc đầu tư điện mặt trời là một định hướng rất đúng đắn của Đảng, Chính phủ và cũng đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư", ông Hải nhấn mạnh.

-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số -
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics -
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29 -
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn