
-
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á
-
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
-
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm
-
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
Tới đây, Bộ Xây dựng và đại diện các bộ, ngành có liên quan thực hiện sẽ thực hiện rà soát Quy hoạch Phát triển xi măng, theo đó, sẽ “soi” những dự án không đáp ứng về tiến độ đầu tư xây dựng, và có thể sẽ có dự án xi măng buộc phải rời Quy hoạch, do không đáp ứng về tiến độ đầu tư xây dựng.
Việc rà soát Quy hoạch Phát triển xi măng, xuất phát từ chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, yêu cầu Bộ Xây dựng tổ chức thực hiện. Trên cơ sở đó, cập nhật tình hình kinh tế xã hội, tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch Phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2035 và Quy hoạch Thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2025. Theo chỉ đạo này, ngành xi măng sắp có quy hoạch mới.
![]() |
Rà soát quy hoạch xi măng là cần thiết để ngành xi măng phát triển bám sát thị trường. Ảnh: Đức Thanh |
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, rà soát quy hoạch xi măng là việc làm cần thiết để ngành xi măng phát triển bám sát với tăng trưởng của nền kinh tế. Qua đó, nắm bắt được tiến độ của từng dự án đã có tên trong Quy hoạch, để chủ động xây dựng các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu xi măng, đáp ứng yêu cầu sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, hiệu quả.
“Mục tiêu quan trọng của việc rà soát lần này là có thêm căn cứ để xây dựng Quy hoạch Phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2035”, ông Cung nhấn mạnh.
Thật ra, việc rà soát, đưa ra khỏi Quy hoạch những dự án yếu, không khả thi, quy mô dự án không còn phù hợp với mục tiêu phát triển ngành, đã được Bộ Xây dựng đề xuất thực hiện từ vài năm trước. Đặc biệt, giai đoạn sau thời kỳ ngành xi măng phát triển nóng, nguồn cung dư thừa, thì việc cơ cấu, sắp xếp lại các dự án xi măng không còn phù hợp được xem như một liều thuốc bổ cho ngành xi măng.
Thủ tướng Chính phủ đã từng chấp thuận ý kiến của Bộ Xây dựng, đưa 9 dự án xi măng quy mô công suất dưới 2.500 tấn/ngày ra khỏi Quy hoạch Phát triển ngành xi măng. Sau đó không lâu, thêm 5 dự án nữa cũng đã bị đưa ra khỏi Quy hoạch, nâng tổng số dự án thuộc danh sách này lên con số 14. Cùng với đó, một loạt dự án mới, công suất lớn như Dự án Dây chuyền 3 - Nhà máy xi măng Xuân Thành (Hà Nam) với công suất 4,5 triệu tấn xi măng/năm. Nâng công suất Nhà máy Xi măng Sông Lam (tiền thân là Nhà máy Xi măng Đô Lương) lên 6 triệu tấn/năm….
Quyết định 1488/QĐ -Ttg ngày 29/8/2011 phê duyệt Quy hoạch Phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030, có hiệu lực từ năm 2011, hiện đã bộc lộ những điểm không còn phù hợp với tình hình phát triển mới. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng của cả ngành xi măng, cần thiết phải có quy hoạch mới, theo đại diện Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng).
Việc chấp thuận đầu tư các dự án xi măng công suất nhỏ trong suốt một thời gian dài, thực tế đã làm hạn chế hiệu quả cho ngành. Báo cáo ngành xi măng Việt Nam 2016 của StoxPlus cho thấy, 60% tổng số nhà máy xi măng hiện có ở Việt Nam có mức công suất nhỏ hơn 1 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 1/3 tổng công suất thiết kế xi măng ở Việt Nam. Những nhà máy xi măng nhỏ này phải đối mặt với thách thức về thương hiệu và cạnh tranh gay gắt, dẫn đến giá giảm mạnh và thua lỗ lớn. Theo báo cáo phân tích của StoxPlus, với điều kiện ở Việt Nam, các cơ sở sản xuất xi măng sẽ không hiệu quả nếu công suất thiết kế dưới 1 triệu tấn/năm, đặc biệt, khi tính đến chi phí điện, bảo trì và các chi phí cố định khác.
Thị trường xi măng trong nước hiện đang phát triển theo một hướng mới, khi lộ diện rõ hơn những nhà sản xuất quy mô lớn. Về doanh nghiệp Nhà nước, có Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, sở hữu công suất 26 triệu tấn, các doanh nghiệp tư nhân như Tập đoàn Xi măng The Vissai đến tháng 10 này đạt mức 12 triệu tấn, Xi măng Xuân Thành cũng có quy mô 8 triệu tấn...

-
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại -
Tái định hình cuộc chơi: Cạnh tranh trong ngành xây dựng và vai trò của chính sách FDI -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách -
Doanh nghiệp quay lại thị trường cao kỷ lục, kinh tế tăng trưởng rõ nét -
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025 -
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower