
-
Nhà sáng lập trẻ cần thu hút nhà đầu tư bằng tư duy độc lập
-
AEON Việt Nam có Tổng giám đốc mới
-
Lê Minh Hiếu, Đồng sáng lập Colori: Tạo ra những mảnh ghép đầy cảm xúc từ len
-
Phát động Giải thưởng Sao Đỏ 2025, tôn vinh doanh nhân trẻ tiêu biểu
-
Doanh nhân trẻ Việt Nam tăng cường kết nối với khu vực -
PGS. Nguyễn Đức Minh, đồng sáng lập FamilyMate: Kết nối cha mẹ với con cái trên môi trường số
Theo nguồn tin riêng của Báo Đầu tư điện tử – baodautu.vn, TS. Đoàn Văn Thắng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPost Bank) sẽ tham gia VAMC khi Công ty này đi vào hoạt động.
![]() | ||
TS. Đoàn Văn Thắng |
Theo phân công, tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, TS. Đoàn Văn Thắng phụ trách mảng pháp chế, quản lý rủi ro và phòng chống rửa tiền.
Trước đó, TS. Đoàn Văn Thắng có một thời gian là Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.
Bên cạnh đó, một số nhân sự nữa cũng đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “nhắm” để tham gia công việc tại VAMC, gồm TS. Bùi Tín Nghị, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và một nguyên lãnh đạo Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank).
Được biết, Ngân hàng SHB cũng đã đồng ý miễn nhiệm Phó tổng giám đốc Bùi Tín Nghị và để ông Nghị sang làm việc tại Ban trù bị thành lập VAMC kể từ ngày 15/5 theo nguyện vọng cá nhân và công văn của Ngân hàng Nhà nước.
Theo giới chuyên môn, đây đều là các lãnh đạo có uy tín, đồng thời là các chuyên gia tài chính – ngân hàng nhiều kinh nghiệm tại Việt Nam.
Theo tin từ Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này đang gấp rút đẩy nhanh việc thành lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có phần việc quan trọng là hoàn thiện bộ máy, nhân sự cho Công ty .
Nghị định 53/2013/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 9/7 tới đây.
Theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về Thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty này sẽ hoạt động từ 9/7/2013, với vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Các nguồn vốn ngoài vốn điều lệ còn có trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành để mua nợ xấu; các quỹ được trích lập theo quy định của pháp luật; các nguồn vốn huy động khác theo quy định. Trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành dưới dạng chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Mệnh giá trái phiếu bằng giá mua của các khoản nợ xấu, có thời hạn tối đa 5 năm và lãi suất bằng 0%. Trái phiếu đặc biệt này dùng để vay tái cấp vốn từ NHNN. Mức lãi suất sẽ do Thủ tướng quyết định theo từng thời kỳ. Tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt có nghĩa vụ trích lập dự phòng rủi ro hàng năm với trái phiếu đặc biệt vào chi phí hoạt động theo tỷ lệ không tháp hơn 20% mệnh giá trái phiếu trong thời hạn trái phiếu đặc biệt để tạo nguồn xử lý nợ xấu khi được mua lại từ VAMC. Đồng thời, được sử dụng trái phiếu đặc biệt để mua lại theo giá trị sổ sách các khoản nợ xấu đã được VAMC mua bằng trái phiếu đặc biệt nhưng chưa được xử lý hoặc thu hồi toàn bộ vào thời điểm trái phiếu đặc biệt đến hạn theo quy định. Các khoản nợ xấu phải đáp ứng đủ 5 điều kiện sau mới được VAMC mua: Khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm; Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ; Khách hàng vay còn tồn tại; Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên hoặc một tỷ lệ nợ xấu khác do NHNN quy định không bán nợ xấu cho VAMC được NHNN xem xét tiến hành thanh tra hoặc yêu cầu tổ chức tín dụng thuê công ty kiểm toán hoặc tổ chức định giá độc lập đánh giá lại chất lượng và giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của tổ chức tín dụng đó; chi phí kiểm toán, định giá do tổ chức tín dụng thanh toán. |
Bá Thư
-
Nhà sáng lập trẻ cần thu hút nhà đầu tư bằng tư duy độc lập
-
Mạc Đức Mạnh, nhà sáng lập Sóc Con Fast Food: Từ xe chè nhỏ đến chuỗi quán ăn Việt giữa lòng Tokyo
-
Doanh nhân Hồ Anh Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần TripHunter: Khát khao phụng sự luôn là ngọn lửa dẫn đường
-
AEON Việt Nam có Tổng giám đốc mới
-
Lê Minh Hiếu, Đồng sáng lập Colori: Tạo ra những mảnh ghép đầy cảm xúc từ len -
Phát động Giải thưởng Sao Đỏ 2025, tôn vinh doanh nhân trẻ tiêu biểu -
Doanh nhân Phạm Thị Như Mai, Tổng giám đốc SongLinh Tour: Giữ lửa nghề bằng cảm xúc và sự tận tâm -
Doanh nhân trẻ Việt Nam tăng cường kết nối với khu vực -
Trần Lê Thanh Như, Giám đốc quốc gia BrightCHAMPS tại Việt Nam: Mang giáo dục chất lượng cao đến từng gia đình -
Doanh nhân Bùi Xuân Bình, đồng sáng lập, CEO GG Power: Hiện là thời của doanh nghiệp chọn R&D -
PGS. Nguyễn Đức Minh, đồng sáng lập FamilyMate: Kết nối cha mẹ với con cái trên môi trường số
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025
-
SeABank được hai tổ chức quốc tế vinh danh, khẳng định hiệu quả quản trị, kinh doanh và đổi mới công nghệ
-
IPC E&C - Tiên phong phát triển năng lượng tái tạo hướng tới mục tiêu Net Zero 2050