-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Ông Huỳnh Quang Liêm, PTGĐ Tập đoàn VNPT. |
Ông Liêm cũng cho biết thêm, hiện VNPT chưa có quyết định sẽ chọn đối tác nước ngoài hay trong nước khi cổ phần hóa. Nhưng những đối tác chiến lược có kinh nghiệm tốt sẽ giúp VNPT sớm hoàn thành các mục tiêu phát triển của mình.
Cuối năm 2016, VNPT bắt đầu thuê tư vấn để xây dựng chiến lược. Đến đầu 2017, Delloite được lựa chọn trở thành tư vấn của Tập đoàn. Theo đó, Delloite sẽ tư vấn chiến lược cho VNPT đến năm 2030. Cùng thời gian đó, vào tháng 07/2017, Thủ tướng yêu cầu VNPT trình phương án tái cơ cấu. Hiện tại, chiến lược mà VNPT xây dựng được đánh giá là phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu của Chính phủ.
Theo dự kiến, vào cuối năm 2019, VNPT sẽ tiến hành cồ phần hóa (IPO). Khi đó, Nhà nước tiếp tục nắm giữ 65% vốn chủ sở hữu. 35% còn lại sẽ được chào bán cho nhà đầu tư. Lãnh đạo Tập đoàn VNPT đánh giá, đây "một bước đi thận trọng" do đặc thù của Tập đoàn.
Năm 2017 được xem là năm tiền đề cho việc tiếp tục triển khai cơ cấu lại Tập đoàn VNTP giai đoạn 2017-2020, tiến tới cổ phần hóa vào năm 2019.
"Như vậy VNPT vẫn là doanh nghiệp nhà nước chiếm thị phần khống chế. VNPT xác định việc cổ phần hóa cần đươc tiến hành thận trọng với mục tiêu đem lại lợi ích cao nhất cho VNPT và Nhà nước. Tuy nhiên, phương án cổ phần hoá VNPT sẽ được phê duyệt ra sao phải chờ Ban Chỉ đạo cổ phần hoá VNPT quyết định”, ông Liêm cho biết.
Sau 04 năm kể từ năm 2014 - thời điểm bắt đầu triển khai tái cơ cấu cho đến nay, VNPT liên tục đạt mức tăng trưởng trên 20%. Theo ông Huỳnh Quang Liêm – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT, mục tiêu trong những năm tiếp theo của VNPT là trở thành nhà cung cấp dịch vụ số đứng đầu Việt Nam vào năm 2025 và là Trung tâm dịch vụ số của khu vực vào năm 2030.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, VNPT cần phải đảm bảo doanh thu hằng năm tăng trưởng 8 – 12% và doanh thu dịch vụ số, dịch vụ công nghệ thông tin, IoT, M2M sẽ chiếm tỷ trọng từ 25% trở lên trong tổng doanh thu. Để tập trung phát triển dịch vụ số, VNPT tiến tới thành lập công ty CNTT VNPT-IT trực thuộc Tập đoàn.
Ông Huỳnh Quang Liêm cũng cho biết, có 02 kịch bản sẽ xảy ra với đà tăng trưởng của VNPT. Cụ thể, nếu dịch vụ số tăng trưởng 41% và chiếm 23% tổng doanh thu, mức tăng trưởng của Tập đoàn đạt 8,3%. Còn ở kịch bản thứ hai, VNPT sẽ tăng trưởng 12,3% khi mảng dịch vụ số chiếm 33% tổng doanh thu.
Về chỉ tiêu lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, VNPT phấn đấu đến năm 2022 chỉ số này tương đương với các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Sở dĩ, trong các năm trước đây VNPT có tỷ suất lợi thấp là do Tập đoàn tập trung dồn “sức người và sức của” để phát triển MobiFone, nên khi MobiFone tách ra vào năm 2014 thì kết quả kinh doanh của VNPT bị ảnh hưởng. Mục tiêu lợi nhuận/vốn chủ sở hữu được tính toán dựa trên chỉ tiêu của các doanh nghiệp trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam.
Không chỉ tâp trung phát triển mạnh CNTT, trong thời gian tới, VNPT tiếp tục thực hiện cơ cấu lại mảng kinh doanh quốc tế và kỹ thuật quốc tế để hoàn thiện chuỗi giá trị. Theo đó, mảng kỹ thuật sẽ chuyển về Tổng công ty Hạ tầng mạng (VNPT – Net), còn mảng kinh doanh chuyển về VinaPhone.
Bên cạnh đó, VNPT Global sẽ được tái lập (trước đây VNPT đã có nhưng sau tách ra cùng Mobifone) sau khi cổ phần hóa để quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài. VNPT Global giải quyết các vấn đề pháp lý trong quá trình mở rộng thị trường, bao gồm cả việc mua bán và sáp nhập ở nước ngoài.
Cũng theo ông Liêm, để có bước phát triển đột phá thì việc mua bán sáp nhập là một giải pháp được VNPT tính đến và VNPT Global sẽ đảm trách việc này. Cơ chế, thủ tục để thực hiện M&A với doanh nghiệp nhà nước là khá phức tập, nhưng sau khi cổ phần hóa, việc này có thể sẽ khả thi hơn.
VNPT vẫn sẽ tập trung phát triển 3 mảng thiết yếu. Thứ nhất là phát triển công nghiệp liên quan đến các thiết bị đầu cuối do VNPT Technology thực hiện. Thứ hai, các công ty sản xuất thiết bị vật tư, sản xuất công nghiệp sẽ được nhóm lại. Và cuối cùng là mảng dịch vụ tích hợp viễn thông, công nghệ thông tin.
Ngoài ra, về hệ thống sự nghiệp, VNPT sẽ sáp nhập Bệnh viện phục hồi chức năng Bưu Điện (tại thành phố Hải Phòng) vào Bệnh viện Bưu điện (tại thành phố Hà Nội). Các doanh nghiệp mà VNPT góp vốn cũng được cơ cấu lại theo hướng trở thành các doanh nghiệp phụ trợ cho Tập đoàn. Với các đơn vị nhỏ thì VNPT đang tập trung thoái vốn.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"