
-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh
-
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ
-
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I/2025
-
Giới tài chính thở phào khi Tổng thống Trump ngừng gây sức ép lên Fed và IMF
-
Yahoo muốn mua lại Chrome nếu Google buộc phải bán -
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu giai đoạn 2025 - 2026
![]() |
Chỉ số Shenzhen Component của Trung Quốc tăng điểm mạnh nhất khu vực châu Á trong phiên giao dịch 29/7. Ảnh: AFP |
Chứng khoán Trung Quốc đại lục tăng điểm mạnh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương với chỉ số Shanghai Composite tăng 2,06% lên 3.294,55 điểm còn Shenzhen Component vọt lên 3,19% và đạt 13.557,44 điểm. Trong khi đó, chứng khoán Hong Kong chỉ nhích nhẹ với chỉ số Hang Seng tăng 0,34% vào cuối phiên.
Tại Hàn Quốc, Kospi đóng cửa tăng 0,27% lên 2.263,16 điểm. Trái lại, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 0,23% và chốt phiên với 6.006,40 điểm sau thông tin chỉ số CPI giảm kỷ lục.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý II/2020 của Australia giảm tới 1,9%, theo Cơ quan Thống kê Australia (ABS). Các chuyên gia kinh tế nhận định, đây là mức giảm CPI hàng quý lớn nhất của Australia trong 72 năm qua và nguyên nhân chính là giá nhiên liệu ô tô rớt mạnh.
Chứng khoán Nhật Bản hôm nay tiếp tục giật lại phía sau khi chỉ số Nikkei 225 trượt 1,15% về 22.397,11 điểm và Topix mất 1,28% còn 1.549,04 điểm. Tính chung lại, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) vẫn tăng nhẹ 0,13%.
Nhà đầu tư đang dè chừng và quan sát thị trường trước khi Fed ban hành quyết định lãi suất mới, dự kiến trong ngày 29/7 (giờ Mỹ). “(Động thái của) Ủy ban Thị trường Mở (FOMC) thuộc Fed là tâm điểm chú ý của giới đầu tư trong vòng 24 giờ tới”, chuyên gia kinh tế Kim Mundy của Ngân hàng Commonwealth (Australia) nhận định.
“Chúng tôi hy vọng rằng FOMC sẽ vẫn giữ quan điểm ôn hòa và nhận thức được rằng triển vọng kinh tế Mỹ đã xấu đi so với cuộc họp chính sách ngày 11/6 vừa qua”, Mundy nói thêm.
Kể từ ngày 11/6, Mỹ ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng thêm 2 triệu. Điều này làm tiêu tan nỗ lực kích hoạt các hoạt động kinh doanh ở một số bang, đồng thời ảnh hưởng đến đà phục hồi của kinh tế Mỹ.
Theo Reuters, biến động cổ phiếu Nissan Motor hôm nay là diễn biến đáng chú ý trên thị trường châu Á. Cổ phiếu Nissan bốc hơi 10,39% sau khi công ty này ước tính khoản lỗ 470 tỷ yên trong năm tài khóa 2020. Một doanh nghiệp khác của Nhật Bản, Canon, cũng chứng kiến cổ phiếu trôi dốc tới 13,46% sau khi công bố quý đầu tiên thua lỗ.
Thị trường tiền tệ hôm nay ghi nhận đồng bạc xanh tăng giá trở lại. Chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác nhích lên 93,526. Đồng yên Nhật Bản cũng lên giá và quy đổi 104,96 JPY “ăn 1 USD, còn đô la Australia mạnh lên so với hồi đầu tuần và giao dịch 1 AUD/0,7168 USD.
Giá dầu trên thị trường châu Á chiều nay tiếp tục tăng. Dầu thô Brent giao kỳ hạn lên giá 0,62% và giao dịch 43,49 USD/thùng trong khi giá dầu thô Mỹ giao kỳ hạn tăng 0,51% lên 41,25 USD/thùng.

-
Eurozone tăng trưởng 0,4% trong quý I/2025 -
Campuchia gia nhập đường đua xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc -
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong gần 3 năm -
Ông Mark Carney tái đắc cử Thủ tướng Canada -
Trung Quốc: Công suất lắp đặt điện hạt nhân đạt 200 triệu kilowatt vào năm 2040 -
Giới tài chính thở phào khi Tổng thống Trump ngừng gây sức ép lên Fed và IMF -
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025