
-
Hòa Phát đầu tư khu công nghiệp gần 3.400 tỷ đồng tại Hải Phòng
-
Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ
-
Quảng Ngãi chuẩn bị đấu giá 18 mỏ khoáng sản
-
Tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm của Quảng Ngãi đạt hơn 11,5%, dẫn đầu cả nước
-
CMC được chấp thuận là nhà đầu tư trung tâm dữ liệu 6.260 tỷ đồng tại TP.HCM -
Vẫn còn vướng mắc trong giải phóng mặt bằng dự án cao tốc qua Quảng Trị
![]() |
Tập đoàn Shenzhou sẽ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhà máy của Worldon Việt Nam. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Cuối tuần qua, Worldon Việt Nam đã đưa toàn bộ dự án có vốn đầu tư 310 triệu USD tại Khu công nghiệp Đông Nam, huyện Củ Chi, TP.HCM vào sản xuất. Trước đó, đầu năm 2015, Công ty đã được TP.HCM cấp phép cho dự án đầu tư mở rộng, với vốn đầu tư tăng thêm 140 triệu USD.
Thời điểm tăng vốn đầu tư, ông Ma Jianrong, Chủ tịch Worldon Việt Nam cho biết, Shenzhou là nhà sản xuất các sản phẩm dệt kim hoàn chỉnh, từ công đoạn ban đầu gồm sợi, dệt vải, in hoa... đến sản phẩm may mặc cuối cùng cho các thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới như Nike, Adidas, Puma, Uniqlo... Dự án dự kiến hoàn thành toàn bộ để đi vào sản xuất ngay trong năm 2015. Tuy nhiên, việc đầu tư mở rộng của Dự án sau đó bị tạm ngưng và đầu năm 2016 mới rục rịch được triển khai trở lại.
Liên quan đến Dự án này, ông Trần Việt Hà, Trưởng phòng Đầu tư của Ban Quản lý các khu chế xuất - khu công nghiệp TP.HCM (Hepza) cho biết, đây là dự án hoạt động trong lĩnh vực dệt may có vốn đầu tư lớn nhất tại các khu công nghiệp của TP.HCM. Dù Thành phố có chủ trương không thu hút các dự án thâm dụng lao động, trong đó có các dự án dệt may, nhưng dự án này được cấp phép bởi nhà đầu tư cam kết sử dụng thiết bị, công nghệ sản xuất tiên tiến nhất trong ngành dệt may.
Đây cũng là công đoạn cuối của chuỗi sản xuất của Tập đoàn Shenzhou. Theo đó, Nhà máy Dệt vải Gain Lucky Việt Nam tại Khu công nghiệp Phước Đông (Tây Ninh) của Tập đoàn Shenzhou sẽ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhà máy của Worldon Việt Nam. Ngoài ra, Dự án của Worldon Việt Nam có đầu tư, xây dựng trung tâm thiết kế thời trang và sản xuất các sản phẩm may mặc, mũ, giày cao cấp…
Như vậy, chỉ tính 2 dự án trên, nhà đầu tư đến từ Trung Quốc này đã rót hơn 700 triệu USD vào Việt Nam. Với việc hoàn thiện chuỗi sản xuất dệt may từ công đoạn sợi đến sản phẩm may mặc cuối cùng, nhiều khả năng doanh nghiệp này sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư.
Theo tìm hiểu, dự án của Worldon Việt Nam hiện mới hoàn thành 3 nhà xưởng sản xuất, trong khi diện tích được tăng thêm là gần 15 ha. Để chuẩn bị nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất, Worldon Việt Nam đã xin 7 ha liền kề với dự án làm nhà lưu trú cho công nhân. Hiện nay, dự án này đã hoàn thành 3 block để công nhân đến ở.
Tính đến ngày 20/11/2017, cả nước có 24.580 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 316,91 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu của khu vực FDI chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong 11 tháng qua, dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu 23,6 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ 2016.

-
Quảng Ninh tìm nhà đầu tư cho dự án 2 tỷ USD tại Khu kinh tế Vân Đồn -
Hưng Yên thu hút hơn 5,9 tỷ USD đầu tư nửa đầu năm 2025 -
Dự án điện gió khó với yêu cầu có quy hoạch đất 1/2.000 được phê duyệt -
TP.HCM áp dụng mô hình “lấy đất nuôi dự án” -
Hé lộ địa điểm thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp công nghiệp đường sắt -
Đề xuất đầu tư 105 km cao tốc Mộc Châu - TP. Sơn La vốn 22.262 tỷ đồng -
CII đề xuất đầu tư 4 cây cầu tại Thủ Thiêm theo hình thức BT mới
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City