
-
Hàn Quốc đề xuất ngân sách bổ sung 8,5 tỷ USD nhằm bình ổn giá, hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt
-
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
Trước đó, Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (MAS) đã nới lỏng lập trường chính sách trong cuộc họp vào tháng 1/2025, đánh dấu động thái nới lỏng tiền tệ lần đầu tiên kể từ năm 2020.
Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore hôm 14/4 cho biết họ sẽ giảm tỷ lệ tăng giá của biên độ chính sách được gọi là tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực đô la Singapore (gọi tắt là SGD NEER).
"MAS sẽ tiếp tục chính sách tăng giá khiêm tốn và dần dần của biên độ chính sách SGD NEER", Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore cho biết.
Cơ quan này tăng cường hoặc làm suy yếu đồng tiền của mình so với một rổ đồng tiền của các đối tác thương mại lớn, do đó về cơ bản là thiết lập SGD NEER. Tỷ giá hối đoái chính xác không được thiết lập, thay vào đó, tỷ giá SGD NEER có thể di chuyển trong biên độ chính sách đã thiết lập, các mức chính xác của biên độ này không được tiết lộ.
![]() |
Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 của nước này xuống còn 0 - 2%. Ảnh: AFP |
Cũng trong sáng nay, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) công bố rằng nền kinh tế nước này, dựa trên các ước tính trước, đạt tăng trưởng 3,8% trong quý I/2025, so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này không đạt kỳ vọng tăng 4,3% của các nhà kinh tế được Reuters thăm dò và thấp hơn mức tăng trưởng 5% trong quý IV/2024.
Đồng thời, Bộ Thương mại và Công nghiệp đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 xuống còn 0 - 2%, thấp hơn so với triển vọng tăng trưởng trước đó là 1 - 3%.
Sự chậm lại trong tăng trưởng là do sự suy giảm trong sản xuất chế tạo, cũng như một số lĩnh vực dịch vụ như tài chính và bảo hiểm, theo lý giải của Bộ Thương mại và Công nghiệp.
Bộ này nhận định, do thuế quan toàn diện mà Mỹ áp đặt, cũng như cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, triển vọng tăng trưởng của cả Mỹ và Trung Quốc sẽ xấu đi.
Triển vọng nhu cầu bên ngoài của Singapore đã "suy yếu đáng kể", trong khi lĩnh vực sản xuất chế tạo có khả năng bị ảnh hưởng tiêu cực do nhu cầu toàn cầu yếu hơn và các dịch vụ như tài chính và bảo hiểm có thể chững lại, theo Bộ Thương mại và Công nghiệp.
Nguyên nhân là do tâm lý ngại rủi ro sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phí ròng và thu nhập hoa hồng của ngành ngân hàng, quản lý quỹ, ngoại hối và giao dịch chứng khoán.
Sản xuất chế tạo, cũng như các lĩnh vực tài chính và bảo hiểm là những ngành đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế Singapore, chiếm khoảng 17% và 14% GDP của nước này.
Trong một phát biểu đầu tháng này về tác động thuế quan của Mỹ, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cho biết ông "không hoài nghi" rằng tăng trưởng của Singapore sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. "Singapore có thể hoặc không thể suy thoái trong năm nay".
Trong diễn biến mới nhất, Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore đã hạ dự báo lạm phát toàn phần năm 2025 của quốc đảo này xuống mức trung bình 0,5 - 1,5%, giảm so với dự báo trước đó là 1,5 - 2,5%.
Tương tự, lạm phát lõi (không bao gồm giá nhà ở và phương tiện giao thông cá nhân) cũng được hạ dự báo xuống còn 0,5 - 1,5% trong năm 2025, giảm so với mức 1 - 2% được dự báo sau cuộc họp vào tháng 1.
Ông Brian Lee, chuyên gia kinh tế tại Maybank Investment Banking Group Research, đánh giá động thái của Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore phù hợp với kỳ vọng. Động thái này "diễn ra trong bối cảnh triển vọng bên ngoài suy yếu và lạm phát khiêm tốn", ông bình luận trên đài CNBC.
Ông Lee dự đoán tăng trưởng của Singapore sẽ chậm lại trong các quý tới do bất ổn và cú sốc chi phí từ thuế quan của Mỹ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của châu Á.
"Singapore là một nút thượng nguồn quan trọng trong chuỗi cung ứng này (châu Á - BTV) và chịu ảnh hưởng lớn từ nhu cầu toàn cầu với tư cách là một nền kinh tế nhỏ và mở", ông Lee giải thích, đồng thời nói thêm rằng: "Chúng tôi đang dự đoán tăng trưởng chậm lại nhưng không phải là suy thoái ở giai đoạn này".
Trong khi đó, Maybank dự báo tăng trưởng GDP của Singapore sẽ đạt 2,1% trong năm 2025, nhỉnh hơn dự báo mới nhất của Bộ Thương mại và Công nghiệp.

-
Giữa sóng gió thuế quan, giới đầu tư tìm "ngách" mới cho các thương vụ M&A
-
Trung Quốc dừng nhập LNG Mỹ, tăng cường nhập khẩu từ Nga
-
Chính quyền Mỹ khởi động kế hoạch mở rộng khai thác dầu khí ngoài khơi
-
Hàn Quốc đề xuất ngân sách bổ sung 8,5 tỷ USD nhằm bình ổn giá, hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt
-
Lạm phát tại Italy tăng cao do giá năng lượng leo thang -
Ukraine sẽ hoàn tất đàm phán, ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ vào tuần tới -
Netflix báo lãi gần 3 tỷ USD, khởi đầu thuận lợi cho năm 2025 -
Tổng thống Trump báo hiệu thuế quan trả đũa Trung Quốc có thể sắp kết thúc -
ECB hạ lãi suất lần thứ bảy liên tiếp -
Microsoft lên kế hoạch cắt giảm nhân sự, tinh gọn bộ máy -
OECD quan ngại trước làn sóng cắt giảm viện trợ nước ngoài
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu