Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14
Sinh viên sư phạm được vay tín dụng để trả học phí
Thế Hải - 29/05/2018 19:05
 
Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi lần này sửa đổi, bổ sung quy định về học phí của học sinh, sinh viên sư phạm theo hướng: học sinh, sinh viên sư phạm thực hiện việc đóng học phí như học sinh, sinh viên các ngành khác, nhưng sẽ được vay tín dụng để trả học phí.
dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi lần này sửa đổi, bổ sung quy định về học phí của học sinh, sinh viên sư phạm theo hướng học sinh, sinh viên sư phạm thực hiện việc đóng học phí như học sinh, sinh viên các ngành khác.
Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi lần này sửa đổi, bổ sung quy định về học phí của học sinh, sinh viên sư phạm theo hướng học sinh, sinh viên sư phạm thực hiện việc đóng học phí như học sinh, sinh viên các ngành khác, nhưng được vay tín dụng trả học phí.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, qua 12 năm thi hành, Luật Giáo dục đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Công tác quản lý giáo dục có bước chuyển biến nhất định, cơ hội tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách; cơ bản bảo đảm bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo.

Tuy nhiên, cũng qua 12 năm thực thi, Luật Giáo dục đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, trở thành những điểm nghẽn, là nút thắt trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bởi vậy, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 36 điều; bổ sung 3 điều mới; bãi bỏ 10 điều; bao quát hầu hết các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung đối với Luật Giáo dục, trong đó tập trung vào một số nội dung hướng vào các chính sách như: chính sách học phí học sinh, sinh viên sư phạm; trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo; về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận văn bằng nước ngoài; đầu tư và nguồn lực tài chính cho giáo dục; trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội…

Điểm đặc biệt, Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi lần này sửa đổi, bổ sung quy định về học phí của học sinh, sinh viên sư phạm theo hướng học sinh, sinh viên sư phạm thực hiện việc đóng học phí như học sinh, sinh viên các ngành khác.

Nhưng sinh viên được vay tín dụng để trả học phí, ra trường nếu làm công tác giảng dạy sẽ được xóa khoản vay, còn nếu không làm công tác giảng dạy phải trả lại tiền vay.

Việc sửa đổi này nhằm thực hiện đúng quan điểm ưu tiên, ưu đãi đối với người học sau khi tốt nghiệp làm việc trong ngành giáo dục, tránh lãng phí ngân sách nhà nước..

Nhiều đại biểu cho rằng, việc miễn học phí cho sinh viên sư phạm đã đến lúc phải dừng lại.

Theo bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, số sinh viên sư phạm trên cả nước ra trường chưa có việc làm hoặc làm không đúng ngành sư phạm còn nhiều, có tình trạng đi làm trái ngành, nghề gây lãng phí rất lớn nguồn nhân lực đầu tư cho giáo dục.

Vì vậy, dự thảo Luật Giáo dục được đệ trình lần này sẽ được sửa đổi theo hướng không miễn học phí đối với học sinh, sinh viên sư phạm mà thay bằng chính sách vay tín dụng sư phạm. 

Về đầu tư, tài chính trong giáo dục, Dự thảo Luật đã làm rõ các nội dung ưu tiên đầu tư cho giáo dục, bao gồm: phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở các vùng khó khăn và khuyến khích phát triển giáo dục chất lượng cao; các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục (Điều 101); quy định lại vấn đề học phí theo cơ chế giá (Điều 105); quy định lại quyền sở hữu tài sản của trường ngoài công lập, cách thức góp vốn đối với trường tư thục (Điều 67).

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình nêu rõ, Ủy ban tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục cũng như mục tiêu xây dựng Dự án Luật được nêu trong Tờ trình của Chính phủ, đồng thời Ủy ban nhấn mạnh yêu cầu thể chế hóa các quan điểm, định hướng của Đảng về giáo dục .

"Liên quan đến chính sách thu hút học sinh, sinh viên sư phạm, đa số thành viên Ủy ban tán thành với đề xuất thay thế quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm bằng tín dụng sư phạm để thực hiện chính sách theo đúng quan điểm ưu tiên, ưu đãi với đối tượng làm việc trong ngành giáo dục; tránh lãng phí ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ cách thức tổ chức thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho người học; bổ sung quy định về việc hoàn trả đối với những người tự đóng học phí", Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho biết.

Cần cơ chế nuôi dưỡng tín dụng tiêu dùng
Tại Tọa đàm “Tài chính tiêu dùng: An toàn cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng” do Báo Đầu tư tổ chức sáng ngày 22/5 tại Hà Nội, các chuyên...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư