-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Thông tin từ Bộ Y tế chiều ngày 10/7 cho biết tại các ổ dịch đã ghi nhận 1.844 ca ca mắc mới, trong đó cao nhất là TP. Hồ Chí Minh, với 1.320; tiếp theo là Bình Dương (140); Tiền Giang (75); Đồng Tháp (58), Đồng Nai (37), Phú Yên (33), Long An (33), Khánh Hoà (28), Vĩnh Long (26), Quảng Ngãi (14), Bà Rịa - Vũng Tàu (12), An Giang (10), Bình Phước (8 ), Hà Nội (7)…
Ngày 10/7 Việt Nam chính thức bước vào chiến dịch tiêm chủng vắc-xin Covid-19 lớn nhất lịch sử. |
Tính đến 19h ngày 10/7, Việt Nam có tổng cộng 25.947 ca ghi nhận trong nước và 1.916 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 24.377 ca, trong đó có 6.430 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Chiều 10/7, Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thông báo 2 ca tử vong số 111 và 112.
Ca tử vong 111 là bệnh nhân 19591, nữ, 59 tuổi, địa chỉ: quận 7, TP.HCM, có tiền sử tăng huyết áp. Người này có kết quả xét nghiệm dương tính vào ngày 3/7 và được chuyển đến Bệnh viện Dã chiến số 1 Long An.
Bà tử vong vào 11h ngày 7/7 với chẩn đoán viêm phổi nặng do Covid-19 biến chứng suy hô hấp tiến triển, nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân tăng huyết áp.
Ca tử vong 112 là bệnh nhân 10936, nữ, 64 tuổi, địa chỉ ở Quang Châu, Bắc Giang. Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường chưa điều trị, u tuyến giáp điều trị theo đơn.
Được biết, tỉ lệ tử vong tại Việt Nam đạt khoảng 0,4%. Nếu so sánh với hơn 4 triệu ca tử vong do mắc Covid-19 trên toàn thế giới, tỷ lệ là khoảng 2%.
Tuy nhiên, Việt Nam đang bước vào giai đoạn dịch Covid-19 rất phức tạp khi tính riêng từ ngày 27/4, số lượng ca mắc mới đã tăng thêm hơn hơn 24.000 người chỉ sau 2 tháng.
Do đó, thách thức trong thời gian này đối với hệ thống y tế của Việt Nam sẽ lớn hơn bao giờ hết. Cùng với sự xuất hiện của các biến chủng SARS-CoV-2 lây lan nhanh, nguy hiểm hơn, Bộ Y tế cũng đã công bố một số trường hợp tử vong sau khi nhiễm Covid-19 dù còn trẻ, không có bệnh nền.
Cùng ngày Việt Nam chính thức bước vào chiến dịch tiêm chủng vắc-xin Covid-19 lớn nhất lịch sử. Trước đó, Bộ trưởng Y tế ký ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 năm 2021-2022. Chiến dịch huy động hệ thống chính trị tham gia, huy động tối đa lực lượng bao gồm cơ sở trong và ngoài ngành y tế, công an, quân đội.
Kế hoạch này sẽ được cập nhật theo tình hình dịch và khả năng cung ứng vắc-xin. Đây là căn cứ để các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch và thực hiện tiêm vắc-xin phòng Covid-19.
Theo Bộ trưởng Y tế, Việt Nam phấn đấu đặt mục tiêu cuối năm 2021, hoặc đầu năm 2022 có thể đạt miễn dịch cộng đồng, đồng nghĩa với việc khoảng 70% dân số Việt Nam phải được tiêm chủng vắc-xin Covid-19 đủ 2 liều.
Bộ Y tế đặt mục tiêu tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm phòng vắc-xin Covid-19 trong năm 2021. Hết quý I/2022, trên 70% dân số được tiêm vắc-xin.
Sáng 10/7, lô vắc-xin Covid-19 Moderna hơn 2 triệu liều đã về tới Việt Nam. Ngay lập tức, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã chỉ đạo chuyển khẩn cấp một triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 của Moderna vào TP.HCM để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch.
Với số lượng này, đến nay, TP.HCM đã nhận được tổng cộng gần 2 triệu liều vắc-xin Covid-19. Trước đó, tính đến ngày 15/6, qua 3 đợt triển khai, thành phố đã được nhận 140.000 liều. Tuy nhiên, sau khi dịch Covid-19 và có diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã điều phối khẩn cấp cho TP.HCM 836.000 liều vắc-xin Covid-19 từ nguồn Nhật Bản hỗ trợ.
Như vậy, đến nay, Việt Nam đã nhận tổng cộng gần 7,5 triệu liều vắc-xin AstraZeneca, Moderna, Pfizer, Vero Cell thông qua hợp đồng đặt mua trước, cơ chế COVAX, viện trợ song phương giữa chính phủ các nước.
Tính đến ngày 9/7, cả nước đã tiêm khoảng 3,9 triệu liều vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca.
-
Nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim do tập luyện thể thao cường độ cao -
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu