
-
Nghị quyết 68 là bước đột phá lần thứ 3 trong phát triển kinh tế tư nhân
-
Cần có quy định cụ thể về cấp sổ đỏ lần đầu tại cấp xã
-
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga
-
Việt Nam mong sớm kết thúc đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN
-
"Không thể để thế hệ con em béo phì rồi mới đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường" -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 10,7% sau 4 tháng năm 2025
![]() |
Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trần Tuấn Anh cho rằng, tới đây sẽ tiến hành số hoá công tác quản lý thị trường để khắc phục hạn chế. |
Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội Lý Tiết Hạnh (Bình Định) về sự thay đổi mô hình hoạt động của lực lượng quản lý thị trường khi "nâng cấp" Cục quản lý thị trường lên thành Tổng cục và chuyển quản lý các chi cục tại địa phương theo ngành dọc, thay vì địa phương quản lý như trước, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh giải trình: Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, hội nhập sâu rộng đang đặt ra nhiều vấn đề quản lý nhà nước, bao gồm cả mô hình quản lý thị trường; trong khi đó hoạt động gian lận thương mại, hàng giả... diễn biến phức tạp, tinh vi, liên kết chặt chẽ trong và ngoài nước nên đòi hỏi sự cập nhật mô hình, phối hợp thường xuyên của lực lượng quản lý thị trường.
Sự cắt khúc tổ chức của quản lý thị trường trước đây đã dẫn đến một số tồn tại, nên ngành quản lý thị trường cần tổ chức lại.
"Chúng tôi chỉ thay đổi mô hình tổ chức, còn bản chất chỉ đạo lực lượng này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, chính quyền địa phương", Bộ trưởng Công Thương khẳng định và cho biết, tới đây Bộ sẽ xây dựng quy chế phối hợp với các địa phương, gắn với mục tiêu cụ thể của địa phương; số hoá công tác quản lý thị trường để khắc phục hạn chế.
Tuy nhiên, thắc mắc trước bài toán số hóa công tác quản lý thị trường, đại biểu Lý Tiết Hạnh tranh luận với Bộ trưởng Bộ Công Thương, khi cho rằng, với đặc thù của quản lý thị trường là xử lý nhanh, có khi 2-3h sáng, trong điều kiện hiện nay, việc số hóa công tác quản lý thị trường, tôi thấy băn khoăn vì áp dụng số hóa đã chín muồi chưa?
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương về vai trò của người đứng đầu ngành Công Thương khi vẫn còn tình trạng một bộ phận lực lượng quản lý thị trường tiếp tay cho buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.
"Trưởng ngành" Công Thương giải trình, yêu cầu nâng cao chất lượng công tác quản lý thị trường rất lớn, trong khi phải đảm bảo tinh giản bộ máy, từ 40-50% số lượng đầu mối, đội quản lý thị trường, nếu không đổi mới công tác quản lý, điều hành theo hướng số hóa, sử dụng công nghệ thông tin, rồi Chính phủ điện tử, kinh tế số, 4.0 thì không thể đạt được nhiệm vụ nâng cao công tác quản lý thị trường được. Bộ sẽ trao đổi cụ thể với địa phương và Bộ, ngành để tổ chức triển khai trong tháng 6/2019.
Bộ Công Thương nhận trách nhiệm trong câu chuyện quản lý thị trường, về đấu tranh chống gian lận thương mại và sự phối hợp với các địa phương. "Thời gian qua, Bộ rất quan tâm đến vấn đề này, để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và thị trường nội địa, sẽ xem xét xử lý cán bộ để xảy ra tình trạng quản lý thị trường tiếp tay cho buôn lậu, hàng giả, hàng nhái", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 34/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 10 năm 2018.
Tổng cục Quản lý thị trường được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm sự chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo nguyên tắc tập trung thống nhất.
Cơ cấu, tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường được kế thừa và phát triển từ tổ chức quản lý thị trường hiện có, bảo đảm thực hiện thống nhất trong quan hệ chỉ đạo, điều hành xuyên suốt; giữ ổn định, không phát sinh tăng đầu mối, biên chế, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống các vi phạm về kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, chống gian lận thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

-
"Không thể để thế hệ con em béo phì rồi mới đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường" -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 10,7% sau 4 tháng năm 2025 -
Hà Nội yêu cầu điều chỉnh quy trình nghiệp vụ, cho phép sử dụng giấy tờ điện tử tích hợp trên VNeID -
Lý do bổ sung quy định kê khai thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp -
Chính quyền hai cấp và những lưu ý từ nghị trường -
Điều hòa công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Quy hoạch đáp ứng yêu cầu sắp xếp lại đơn vị hành hành chính
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?