Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
"Soi" khẩu vị khối ngoại trên sàn UPCoM
 
TTCK Việt Nam những tháng đầu năm ghi nhận động thái bán ra tương đối mạnh của NĐT nước ngoài trên các sàn niêm yết. Tuy nhiên, trên UPCoM, khối này lại mua ròng mạnh, tập trung vào một số mã cổ phiếu nhất định.
Khối ngoại đang có xu hướng tập trung nhiều hơn vào thị trường UPCoM, nhất là tại DN mới IPO hoặc thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập
Khối ngoại đang có xu hướng tập trung nhiều hơn vào thị trường UPCoM, nhất là tại DN mới IPO hoặc thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập

Kể từ đầu năm đến ngày 22/2/2016, tính chung trên cả HOSE và HNX, các NĐT nước ngoài đã mua vào hơn 330 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 8.903 tỷ đồng, ngược lại đã bán ra hơn 355 triệu cổ phiếu, giá trị 10.465 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt hơn 25 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng xấp xỉ 1.560 tỷ đồng.

Cùng thời điểm, trên UPCoM, các NĐT ngoại đã mua ròng hơn 1,17 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị  mua ròng đạt trên 25 tỷ đồng. Riêng tháng 1/2016, khối ngoại mua ròng 18,6 tỷ đồng trên UPCoM, con số này cao hơn tổng giá trị mua ròng của 3 tháng cuối năm 2015.

Dù đẩy mạnh mua vào trên UPCoM, nhưng các NĐT ngoại chỉ đặt niềm tin vào số ít cổ phiếu. Top 10 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất bao gồm GEX, NBW, PHH, VNP, MTH, WSB, VQC, HLA, PJS, SDI. Số lượng 10 cổ phiếu được mua vào mạnh nhất trong 1 tháng qua đạt hơn 1,26 triệu cổ phiếu, chiếm 83,3% tổng lượng mua vào trên sàn này của NĐT ngoại từ đầu năm cho đến nay.

Dẫn đầu nhóm trên là cổ phiếu GEX của Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) với lượng mua vào đạt 658.100 đơn vị. Lên UPCoM từ cuối tháng 10/2015, hiện GEX là một trong những “tân binh” chất lượng nhất tại UPCoM, thanh khoản mỗi phiên từ vài trăm nghìn đến trên 1 triệu đơn vị, giá cổ phiếu này cũng tăng mạnh trong thời gian vừa qua.

Thực tế, GEX bắt đầu gây chú ý trên thị trường sau màn khớp lệnh kỷ lục hơn 122 triệu cổ phiếu (giao dịch thoái vốn của Bộ Công thương) trong phiên ngày 25/12/2015.

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2015, GEX đạt 7.975 tỷ đồng doanh thu và hơn 400 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng lần lượt 14% và 6,25% so với cùng kỳ 2014.

Trong số các cổ phiếu còn lại, có 2 cái tên đáng chú ý là SDI và HLA. Hai mã này đều có thanh khoản cao và ổn định trên UPCoM. Mặc dù, giá cổ phiếu SDI và HLA liên tục giảm thời gian qua, song lượng giao dịch vẫn rất sôi động.

CTCP Đầu tư và phát triển đô thị Sài Đồng (SDI) được biết đến như là “đại gia” trên UPCoM với vốn điều lệ cả nghìn tỷ đồng. Hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, DN này thừa hưởng những ưu thế không nhỏ từ công ty mẹ - Tập đoàn Vingroup (VIC – HOSE).

Trong khi đó, CTCP Hữu Liên Á Châu (HLA) là cổ phiếu “buộc” phải lên UPCoM, sau khi bị hủy niêm yết trên HOSE từ tháng 2/2015 do liên tục kinh doanh thua lỗ, khiến lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp.

Đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại, ghi nhận từ Báo cáo tài chính quý IV/2015 của HLA và SDI, kết quả đều kém tích cực.

Cụ thể, HLA đã lỗ sau thuế 78,6 tỷ đồng trong quý IV, nâng lỗ lũy kế cả năm 2015 lên tới 339 tỷ đồng. Còn với SDI, lãi sau thuế 2015 cũng chỉ đạt 525,8 tỷ đồng, giảm 62% so với 2014.

Ngoài những cổ phiếu trên, dù cũng nằm trong “tầm ngắm” của NĐT nước ngoài, song một số mã cổ phiếu khác lại giao dịch không mấy nhộn nhịp, đó là MTH, NBW, VQC, WSB, PJS…

Nhận định về xu hướng mua ròng khá tích cực của khối ngoại trên thị trường UPCoM thời gian qua, ông Yun Hang Jin, Giám đốc Khối thị trường mới nổi, Công ty Korea Investment & Securities (KIS Hàn Quốc) cho rằng, xu hướng này nhiều khả năng sẽ thttp://static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/NgocTuanz/2016_02_25/02_EAKA.jpg?width=660iếp diễn trong thời gian tới. Các NĐT nước ngoài có thể tiếp tục rút bớt vốn trên HOSE và HNX, đồng thời chuyển sang đầu tư mạnh hơn vào UPCoM, nhất là tại các DN mới IPO hoặc thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập.

Theo ông Yun Hang Jin, với tình hình tài chính toàn cầu đang khá bất ổn thời gian gần đây, không chỉ ở Việt Nam, mà tại Trung Quốc và Hàn Quốc, các NĐT nước ngoài thay vì quan tâm đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, đã chuyển hướng sang những doanh nghiệp mới IPO.

Thời gian qua, để tạo nguồn cổ phiếu mới và chất lượng hơn nữa cho UPCoM, các cơ quan quản lý đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ. UPCoM có bật sáng được hay không vẫn là câu hỏi ngỏ, nhưng rõ ràng trên đây đã có khá nhiều lựa chọn cho NĐT.

Hủy niêm yết tự nguyện, cổ phiếu phải về UPCoM
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 180/2015 hướng dẫn đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, với...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư