Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 30 tháng 09 năm 2024,
“Sóng” dịch vụ thuê ngoài công nghệ thông tin phủ khắp
Hữu Tuấn - 31/08/2016 08:41
 
Hơn 40 tỉnh, thành phố trên cả nước đã ký hợp tác sử dụng dịch vụ thuê ngoài công nghệ thông tin (CNTT) của VNPT.

Từ các tỉnh biên giới

Tại Lào Cai, trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, VNPT đã thực hiện kết nối đường truyền Hội nghị truyền hình cho 110 phiên họp/hội nghị các cấp từ Trung ương tới Tỉnh và từ Tỉnh tới các huyện, thành phố. Phần mềm VNPT-iGate đã triển khai xong tại 7 đơn vị và VNPT-iOffice đã được triển khai thí điểm thành công cho 10 đơn vị là các sở, ngành, huyện của Lào Cai còn vnPortal đã áp dụng chính thức 1 cổng chính và 45 cổng thành phần từ ngày 17/6/2016 tại UBND tỉnh Lào Cai đến các sở ngành, UBND huyện, thành phố và phường xã. Đối với Mạng Giáo dục Việt Nam - vnEdu, đến nay đã cung cấp cho 292/345 trường học trên địa bàn toàn tỉnh, 20.669 sổ liên lạc điện tử.

.
VNPT là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thuê ngoài công nghệ thông tin tại Việt Nam hiện nay

VNPT cũng đã triển khai dịch vụ cung cấp chứng thư số VNPT-CA hơn 1.700 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. VNPT cũng đã triển khai cài đặt, hướng dẫn sử dụng được hơn 1.000 đơn vị có số lao động phải kê khai BHXH. Trong y tế,  VNPT-His đã được triển khai đến 1 bệnh viên chuyên khoa, 30 trạm y tế xã phường trên địa bàn tỉnh Lào Cai, trong thời gian tới dự kiến sẽ  triển khai nhân rộng toàn tỉnh.

Ở tỉnh biên giới Lạng Sơn, sau thời gian hợp tác, VNPT hiện đã xây dựng VNPT-HIS và đang chạy thử nghiệm hệ thống tại 1 bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, 2 bệnh viện chuyên khoa, các phòng khám đa khoa và 90/226 trạm y tế tuyến xã. Trong giáo dục, VNPT đã xây dựng 14 website trường học và triển khai VnEdu cho gần 20 trường với trên 10.000 phụ huynh sử dụng sổ liên lạc điện tử. Hệ thống Văn phòng điện tử (eOffice) đã được triển khai đến 31/31 cơ quan, đơn vị và được liên thông với nhau....

Ông Nông Phương Đông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Mục tiêu của chính quyền điện tử là kết nối thông tin quản lý, điều hành từ tỉnh đến tận các xã, phường một cách chặt chẽ, nhanh chóng. Theo lộ trình, đến năm 2017, Lạng Sơn sẽ hoàn thiện mô hình chính quyền điện tử”.

Tại Nghệ An, đến nay, VNPT đã triển khai chương trình quản lý giáo dục VnEdu tới 1.400 trường, có gần 1.500 đơn vị, cơ quan trong tỉnh đã sử dụng cổng I-VAN của VNPT để kê khai bảo hiểm. Trên 3.500 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng thực khai báo thuế qua mạng internet. Bên cạnh đó, VNPT đã cung cấp giải pháp hội nghị trực tuyến từ UBND tỉnh đến các UBND huyện, thị, thành phố; Hội nghị cấp bộ tới tỉnh, xuống huyện, thị, thành phố với hàng trăm điểm cầu. Với chính quyền điện tử, VNPT đã đầu tư xây đựng đủ hạ tầng, luôn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ CNTT đáp ứng yêu cầu triển khai chính quyền điện tử của tỉnh.

Tại Quảng Bình, việc ứng dụng CNTT cũng nhanh không các địa phương kể trên.  Ông Nguyễn Tiến  Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, kết quả hợp tác chiến lược về Viễn thông và CNTT giai đoạn 2015-2020 giữa UBND tỉnh và Tập đoàn VNPT đã  được nhiều kết quả tích cực. Hạ tầng CNTT từng bước được nâng cấp, bảo đảm an toàn, hiệu quả cho các hoạt động ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước đến nay đã có 63 đơn vị triển khai, bước đầu đã phát huy hiệu quả. “Hiện nay, hệ thống mạng LAN tại các sở, ban, ngành cũng đã được nâng cấp nhằm đảm bảo triển khai các ứng dụng CNTT. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành hiện tại có 34 sở, ban, ngành, các đơn vị cấp tỉnh, địa phương triển khai, đã liên thông gửi nhận văn bản giữa Văn phòng UBND tỉnh và Văn phòng Chính phủ. Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình đã chính thức đưa vào hoạt động, đăng tải thông tin hoạt động của Lãnh đạo tỉnh, thông tin chỉ đạo điều hành, cung cấp trên 2.402 dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, tích hợp 35 trang thông điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương…”, ông Hoàng nói.

Hiện tại, hệ thống VNPT-HIS đã được ứng dụng chính thức tại 166/181 cơ sở y tế trên toàn tỉnh, vnEdu cũng đa được 250/308 trường sử dụng, sổ liên lạc điện tử cấp cho hơn 19.000 phụ huynh học sinh, có hơn 690 đơn vị, cơ quan trong tỉnh đã sử dụng ứng dụng cổng I-VAN của VNPT để kê khai BHXH đạt top 3 trên toàn quốc;  hơn 2.400/4.000 doanh nghiệp đang khai báo thuế qua mạng…

… đến khắp cả nước

Tính đến cuối tháng 8/2016, các sản phẩm dịch vụ CNTT mũi nhọn của VNPT đã đạt độ “bao phủ” trên gần khắp các tỉnh thành của cả nước. Cụ thể,  Hệ thống cổng thông tin điện tử (vnPortal) và Hệ thống hành chính công một cửa (VNPT-iGate) đã được triển khai trên địa bàn hơn 40 tỉnh thành trên cả nước. Hệ thống quản lý thông tin bệnh viện (VNPT-HIS) triển khai với gần 5.470 cơ sở y tế chính thức sử dụng, với hơn 100.000 lượt khám chữa bệnh/ngày chạy qua hệ thống. Hệ thống quản lý giáo dục trường học vnEdu phát triển tốt với hơn 9.100 trường với gần 3,8 triệu học sinh và hơn 1,2 triệu account sổ liên lạc điện tử. Hệ thống quản lý văn bản điều hành cho Văn phòng Trung Ương Đảng và Bộ Xây dựng; Triển khai thử nghiệm dịch vụ Công trực tuyến cho Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và đề xuất cho phép triển khai Cổng dịch vụ Công Quốc gia…

Có thể nói, ngoài viễn thông và internet, dịch vụ CNTT đang là “mũi đột phá” mới của VNPT khi Tập đoàn này đẩu mạnh cung cấp dịch vụ thuê ngoài ứng dụng CNTT cho các dịch vụ công hay trong các lĩnh vực như thuế, hải quan, y tế, giáo dục…

Thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin: Loay hoay, đụng ngay đối thủ mới
Trong khi doanh nghiệp Việt Nam đang loay hoay tìm khách hàng cho thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT), thì rất có thể, họ sẽ phải đối mặt...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư